Hà Nội đặt mục tiêu thu hút 300 nhà đầu tư mạo hiểm và 1.500 doanh nghiệp startup vào năm 2025

Đề án “Xây dựng nền tảng số hóa đầu tư đổi mới sáng tạo” vừa được UBND TP. Hà Nội phê duyệt ban hành tại Quyết định số 3359/QĐ-UBND ngày 15/9/2022.

Theo đó, Đề án “Xây dựng nền tảng số hóa đầu tư đổi mới sáng tạo” được ban hành nhằm cụ thể hóa các nội dung của Chương trình số 07 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, tạo điều kiện kết nối các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần có quy mô, uy tín trong nước và quốc tế có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm, hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên Thủ đô.

Hà Nội đặt mục tiêu thu hút 300 nhà đầu tư mạo hiểm và 1.500 doanh nghiệp startup vào năm 2025
Hà Nội đặt mục tiêu thu hút 300 nhà đầu tư mạo hiểm và 1.500 doanh nghiệp startup vào năm 2025

Đề án xác định rõ những chỉ tiêu, nội dung, nhiệm vụ, trọng tâm để làm cơ sở cho các sở, ban ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các trường đại học, học viện, cao đẳng; Thành đoàn Hà Nội tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Đề án; đặc biệt chú trọng tính sáng tạo, tiên phong, đột phá và kết nối của đoàn viên, thanh niên, các doanh nhân trẻ trong thực hiện nhiệm vụ.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể, tới năm 2025 thu hút 300 nhà đầu tư mạo hiểm và 1500 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) khu vực Đông Nam Á tham gia Nền tảng số hóa đầu tư đổi mới sáng tạo của thanh niên. Phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ ít nhất cho 200 doanh nghiệp startup của người Việt Nam; thực hiện 500 kết nối đầu tư trị giá 1 tỷ USD cho các startup khu vực; hỗ trợ vay vốn 1.000 tỷ đồng cho thanh niên, khởi nghiệp, lập nghiệp, làm kinh tế.

Về cách thức hoạt động, thiết lập Nền tảng số hóa đầu tư mạo hiểm đổi mới sáng tạo với mục tiêu trở thành một hệ thống dữ liệu và vận động tài chính hướng đến các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp kết nối với các nhà đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước để thiết lập các thương vụ đa phương nhằm vận động vốn cho doanh nghiệp.

Nền tảng cần bảo đảm một số tính năng cốt lõi như: Tổng hợp thông tin và định vị giao tiếp giữa doanh nghiệp trẻ và các nhà đầu tư; tạo dựng nên những nhà sáng lập và một cộng đồng những nhà đầu tư mạo hiểm; liên tục cập nhật hệ thống các thỏa thuận và thương lượng trên một nền tảng tập trung và cực kỳ dễ kiểm soát và ứng dụng; thu thập thông tin thông qua các cuộc thi khởi nghiệp; nền tảng là cầu nối giữa các nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư thiên thần nhằm kết nối ý tưởng và gọi vốn đầu tư một cách dễ dàng và hiệu quả trên không gian số…

Nền tảng hoạt động theo mô hình dự kiến sẽ khởi đầu với 4 bộ phận và 15 nhân sự vào năm 2022, vận hành theo hình thức quản trị tư nhân với nguồn kinh phí xã hội hóa 100%. Các bộ phận sẽ dần được cơ cấu lại trong 4 năm triển khai Đề án để bảo đảm được chức năng và hiệu quả của cả hệ thống. Đến năm 2025, nền tảng dự kiến có 6 bộ phận và từ 36-38 nhân sự…

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội chủ trì triển khai thực hiện Đề án. Hằng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, khảo sát, lựa chọn các ý tưởng, mô hình tiêu biểu, có tính khả thi cao để đưa lên nền tảng.

Theo đề án, nền tảng hoạt động theo mô hình dự kiến sẽ khởi đầu với 4 bộ phận và 15 nhân sự vào năm 2022, vận hành theo hình thức quản trị tư nhân với nguồn kinh phí xã hội hóa 100%. Các bộ phận sẽ dần được cơ cấu lại trong 4 năm triển khai Đề án để bảo đảm được chức năng và hiệu quả của cả hệ thống. Đến năm 2025, nền tảng dự kiến có 6 bộ phận và từ 36 - 38 nhân sự…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...