Hà Nội đổi 33ha đất quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm lấy gần 4km đường

Dự án xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 32 đến đường 23 (đê sông Hồng) dài gần 4km có tổng mức đầu tư 1.408 tỷ đồng đã được Hà Nội xây dựng bằng hình thức BT. Quỹ đất đối ứng gồm 10 ô đất với tổng diện
Hà Nội đổi 33ha đất quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm lấy gần 4km đường

Thành phố Hà Nội vừa công bố thông tin về việc đầu tư dự án xây dựng tuyến đường từ Quốc lộ 32 đến đường 23 (đê sông Hồng) theo hình thức hợp đồng BT.

Dự án được đầu tư với tổng chiều dài khoảng gần 4km. Có điểm đầu tuyến giao với Quốc lộ 32 tại vị trí thuộc đoạn giữa trường Cao đẳng Giao thông vận tải và trường Đại học Công nghiệp, phường Minh Khai, quận Bắc từ Liêm. Điểm cuối vuốt nối vào đường ven đê để rẽ lên đường 23 (đê sông Hồng) thuộc địa phận phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm.

Dự án được đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy hoạch, với các hạng mục chính gồm: Nền mặt đường, cấp thoát nước, hệ thống hào cáp kỹ thuật, chiếu sáng, cây xanh, hè vỉa, tổ chức giao thông, di chuyển các công trình ngầm, nổi trong phạm vi dự án; trên tuyến có 01 cầu đường bộ xây mới (Cầu sông Pheo), 01 nút giao khác mức được thiết kế Hầm chui (tại vị trí giao với đường Trục Tây Thăng Long), các nút giao còn lại (giao Quốc lộ 32, đường ven đê - cuối tuyến…) được thiết kế giao đồng mức.

Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.408 tỷ đồng, trong đó: Chi phí Xây dựng 553 tỷ đồng, chi phí thiết bị 12,296 tỷ đồng, chi phí QLDA 11,354 tỷ đồng, chi phí Tư vấn 25,653 tỷ đồng, chi phí khác 32,957 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 701,809 tỷ đồng, chi phí dự phòng 70,897 tỷ đồng

UBND Thành phố Hà Nội dự kiến quỹ đất thanh toán cho dự án BT gồm 10 ô đất với tổng diện tích là 33,39 ha trên địa bàn các quận: Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy. Trong khi đó, giá trị công trình BT dự kiến 1.337 tỷ đồng.

Dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thời gian thực hiện khoảng 2018-2020.

Dự án nhằm cụ thể hóa Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 và góp phần hoàn thành mạng lưới giao thông liên khu vực của Thủ đô Hà Nội, giảm thiểu áp lực giao thông cho tuyến đường Quốc lộ 32, đường trục Tây Thăng Long, đường 23 (đê sông Hồng) và các tuyến đường khu vực, tạo thuận lợi để tiếp cận với cầu Thượng Cát trong tương lai, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, ổn định an ninh trật tự giao thông Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…