Hà Nội: Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân tăng giá cước vận chuyển hành khách

Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng để tăng giá cước vận chuyển hành khách trên địa bàn TP.
Hà Nội: Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân tăng giá cước vận chuyển hành khách

Theo đó, để bình ổn giá dịch vụ vận tải trước tình hình giá nhiên liệu tăng những ngày qua, Sở Giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, vận chuyển hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thực hiện kê khai giá, niêm yết giá và tuyệt đối không được lợi dụng việc giá nhiên liệu tăng để tăng giá ở mức cao, thu cao hơn mức giá kê khai, thực hiện lập phương án giá theo đúng các chi phí hợp lý phát sinh.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận hồ sơ kê khai giá kiểm soát chặt các nội dung kê khai của các đơn vị khi đến nộp hồ sơ kê khai giá, kiên quyết không cho kê khai tăng giá cước khi không có đủ cơ sở; có văn bản chỉ đạo các tổ chức, cá nhân đang thực hiện kê khai giá tại địa bàn thuộc quận, huyện, thị xã quản lý rà soát các chi phí cấu thành giá, việc điều chỉnh kê khai tăng giá phải phù hợp với tỷ lệ tăng giá nhiên liệu để góp phần vào công tác bình ổn giá chung trên địa bàn.

Theo Sở Giao thông Vận tải, trước đó qua theo dõi giá nhiên liệu (xăng, dầu ) từ thời điểm ngày 1/1/2022 đến ngày 7/3/2022, xăng, dầu đã tăng giá 3 lần, cụ thể giá dầu diezen 0,05s ngày 7/3/2022 tăng so với giá dầu ngày 21/1/2022 là 2.410 đồng/lít; giá xăng Ron 95-IV, III,II tăng từ 1.710 đến 2470 đồng/ lít; xăng sinh học E5 tăng 2480 đồng/lít. Như vậy giá bản lẻ xăng tăng từ 5% đến 10%, dầu diezen tăng 12,7%, nhiều doanh nghiệp vận tải đã buộc phải điều chỉnh giá, nhưng mức điều chỉnh chỉ ở khoảng 15-20% và chỉ thực hiện với khách lẻ để bù đắp chi phí.

Do đó, với mức giá nhiên liệu tăng như hiện nay, cộng với dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải, nhiều doanh nghiệp hoạt động xe buýt và vận tải khách liên tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải cho giảm tần suất hoạt động. Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội đã kiến nghị tạm thời điều chỉnh giảm hơn 50% tần suất các tuyến xe buýt kế cận không trợ giá do ảnh hưởng dịch Covid-19; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Sơn Hải Vân cũng đã cắt giảm 50% số chuyến xe mỗi ngày cùng với việc tiết giảm tối đa các chi phí vận hành xe…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...