Hai động thái ngược chiều của cổ phiếu "nhà Masan" sau thông tin sáp nhập

Tính đến thời điểm 10h45 sáng 4/12, cổ phiếu MSN của Masan Group vẫn bị bán mạnh giảm 2.800 đồng xuống còn 61.400 đồng/cp, trong đó khối ngoại bán ròng hơn 65.000 đơn vị.
Hai động thái ngược chiều của cổ phiếu "nhà Masan" sau thông tin sáp nhập

Ngày 3/12 vừa qua, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) và Tập đoàn Masan (mã: MSN công bố thông tin về việc CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty VinEco sẽ sáp nhập với CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, theo đó Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, cổ phiếu MSN của của Masan đã ngay lập tức giảm sàn trong phiên giao dịch ngày 3/12 về mức giá 64.200 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của Masan “bốc hơi” hơn 5.621 tỷ đồng xuống còn 75.046 tỷ đồng (phiên 3/12).

Khối lượng khớp lệnh của MSN trong phiên giảm sàn này đạt 2,27 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng hơn 1,2 triệu đơn vị. Đây là mức thanh khoản khớp lệnh cao nhất của MSN trong vòng một năm qua.

Mức giá 64.200 đồng/cp cũng là thấp nhất của cổ phiếu này trong vòng một năm qua, tương đương giảm 17% so với mức 77.500 đồng/cp hồi cuối năm 2018. Tuy nhiên, giá cổ phiếu MSN tiếp tục xuống thấp trong phiên sáng 4/12, vốn hóa thị trường chỉ còn 71.776 tỷ đồng.

Trong khi đó, một cổ phiếu khác thuộc "họ Masan" là MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan lại tăng liên tiếp hiện đang có giá 81.100 đồng/cp (phiên sáng 4/12), tăng gần 6% chỉ trong chưa đầy 2 phiên giao dịch.

Trước thông tin sáp nhập, cổ phiếu MCH giao dịch ảm đạm khi hai phiên trước công bố thông tin đều đứng giá. Cổ phiếu này chốt phiên giao dịch tháng 11 tại 70.600 đồng, giảm gần 5% so với đầu tháng. Ngược với mức tăng mạnh của Masan Consumer, VIC vẫn lặng sóng khi đứng yên tại giá mở cửa 115.000 đồng.

Được biết, sau khi tiếp quản, Masan Consumer giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách với nhà cung cấp, khách hàng.Công ty mới sẽ sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng, hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup đã loại trừ doanh thu nội bộ đạt gần 21.900 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ. Do đang trong quá trình mở rộng liên tục, mảng bán lẻ của Vingroup vẫn lỗ trong các năm qua, 9 tháng năm 2019, mảng bán lẻ lỗ gần 3.500 tỷ đồng.

Xem thêm

Masan Consumer cho công ty mẹ vay 7.800 tỷ

Masan Consumer cho công ty mẹ vay 7.800 tỷ

Theo thuyết minh BCTC quý II/2019 của Masan Consumer, công ty đang cho công ty mẹ TNHH MTV Masan Consumer Holdings vay 7.833 tỷ đồng, hưởng lãi suất 6,5%, khoản vay này đáo hạn vào ngày 31/12/2022.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...