Hải Dương: 50% sản lượng nông sản đã được tiêu thụ

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, đến nay tỉnh đã tiêu thụ được khoảng hơn 50% sản lượng nông sản.
Hải Dương: 50% sản lượng nông sản đã được tiêu thụ

Thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải xác nhận báo chí. Về thông tin tiêu thụ nông sản cụ thể của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, đến thời điểm hiện nay, Central Group đã thu mua lượng lớn rau, củ, quả của tỉnh Hải Dương để tiêu thụ trong hệ thống, khoảng 100 tấn/tuần, dự kiến tăng lên 200 tấn/tuần.

MM Mega Market (Việt Nam) đã có văn bản cam kết ngày 18/2 về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho tỉnh Hải Dương, đã đặt mua 24,3 tấn rau quả/ngày từ Hải Dương (bao gồm su hào, cải bắp và ổi) và sẽ tiếp tục tăng sản lượng trong những ngày tới để phân phối về các trung tâm của MM tại miền Trung và miền Nam.

Hệ thống Vinmart cũng đã liên hệ và đặt hàng một số loại nông sản an toàn.

Trước đó, theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, đến ngày 15/2, Hải Dương còn 90.760 tấn nông sản chưa tiêu thụ được.

Tại cuộc họp sáng 24/2 của Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành ngay quy trình tiêu thụ nhanh các sản phẩm nông nghiệp trong vùng có dịch, vừa bảo đảm yêu cầu phòng dịch, vừa không để ách tắc. Chủ tịch UBND các tỉnh, nhất là các tỉnh đang có dịch có biện pháp cụ thể để kiểm soát dịch, đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng nhất trí cho rằng, các địa phương, nhất là khu vực có cảng như Hải Phòng phải bảo đảm lưu thông hàng hóa bình thường, biện pháp thông thoáng, chủ động phòng chống nhưng không ngăn sông cấm chợ và yêu cầu phải có ngay một quy chế giữa 3 bộ để có thể thực hiện chủ trương lưu thông hàng hóa bình thường, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Cũng tại cuộc họp,  Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, việc ách tắc hàng hóa thời gian ban đầu tại Hải Dương là kinh nghiệm cho các địa phương khác.

Mặc dù Bộ Y tế đã có hướng dẫn về vận tải hàng hóa an toàn, nhưng có tình trạng các tỉnh hiểu khác nhau, áp dụng khác nhau. Đến nay, vấn đề cơ bản đã được xử lý nhưng đây là kinh nghiệm cần rút. Tháo gỡ để hàng hóa lưu thông là điều kiện căn bản để thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.

Các ý kiến tại cuộc họp cũng thống nhất, cần chống dịch quyết liệt nhưng không nên cực đoan mà có biện pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, cho các cơ sở sản xuất.

Liên quan đến điều kiện vận chuyển hàng hóa từ Hải Dương UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản hỏa tốc số 1082/UBND-KTGS1 phúc đáp văn bản số 558/UBND-VP ngày 21/2 của UBND tỉnh Hải Dương về việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Hải Dương.

Ngoại trừ các nội dung đã nêu trước đó, điểm mới trong văn bản phúc đáp này là Hải Phòng đã bỏ điều kiện “có giấy xác nhận của CDC Hải Dương” đối với kết quả xét nghiệm của lái xe, phụ xe. Theo đó, lái xe, phụ xe phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR tại các đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 trong thời gian 3ngày gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...