Hàn Quốc: Những người dự lễ tang cố chủ tịch Samsung phải xét nghiệm Covid-19

Một nhà báo địa phương tới đưa tin về lễ tang này đã có kết qủa dương tính với Covid-19.
Hàn Quốc: Những người dự lễ tang cố chủ tịch Samsung phải xét nghiệm Covid-19

Hàn Quốc đã gửi thông báo tới khoảng 1.000 người đến dự lễ tang cố chủ tịch Samsung Lee Kun Hee vào tuần trước rằng họ phải đi xét nghiệm Covid-19 sau khi một người có mặt tại đám tang này cho kết quả dương tính với Covid-19. 

Một nhà báo địa phương đưa tin về lễ viếng đã phát hiện các triệu chứng lâm sàng hai ngày sau đó và có kết qủa dương tính với virus, cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết. Nhà chức trách tiết lộ, có ít nhất 6 trường hợp nhiễm Covid-19 mới, bao gồm 2 đồng nghiệp và 2 thành viên gia đình của nhà báo trên. 

Ông Kwak Jin, quan chức tại Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) nói trong một cuộc họp rằng chưa có trường hợp nào liên quan trực tiếp đến nhà tang lễ tại Trung tâm Y tế Samsing, bao gồm cả nhà báo nói trên - người đã đeo khẩu trang khi tác nghiệp. 

Khách tham dự lễ tang của cố chủ tịch Lee bao gồm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, chính trị gia và trợ lý cấp cao của Tổng thống Moon Jae In. 

Theo Nhà Xanh, một số người tới dự tang lễ đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus, trong đó có cả Phó cố vấn an ninh quốc gia Kim Hyun Chong và Thống đốc Jeju Won Hee Tyong.

Hàn Quốc đã tích cực áp dụng xét nghiệm và truy tìm liên quan trong các nỗ lực ngăn chặn Covid-19 và được ca ngợi về sự hiệu quả trong thời điểm ban đầu của đại dịch, tuy nhiên, nước này cũng hịện đang phải vật lộn với sự gia tăng nhanh chóng trong tuần qua. 

Lễ tưởng niệm của cố chủ tịch Samsung đã diễn ra trong 4 ngày trong một khu vực có sức chứa khoảng 50 người, và những người đến viếng được yêu cầu phải đeo khẩu trang.

Hàn Quốc đã báo cáo 125 ca nhiễm mới tính đến nửa đêm thứ Tư (4/11), nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 27.050 người và số ca tử vong là 475 người.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.