Hy vọng truyền thống pháp lý có cứu được “thái tử Samsung”?

Hy vọng về một án lệ với những ân xá điển hình của truyền thống pháp lý Hàn Quốc đối với bản án của “thái tử”  liệu có xảy ra?
Hy vọng truyền thống pháp lý có cứu được “thái tử Samsung”?

Lee Kun-hee, cố chủ tịch Samsung qua đời hôm 25/10 đang đặt ra thách thức nhiều mặt với một trong các tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới. Trong đó, Lee Jae-yong (Jay Y. Lee), con trai ông và là ông chủ trên thực tế hiện tại của Samsung nhiều năm nay, đang bị xét xử vì tội hối lộ và thao túng giá cổ phiếu có khả năng đưa “thái tử” ra tòa trong nhiều năm. Hy vọng về một án lệ với những ân xá điển hình của truyền thống pháp lý Hàn Quốc đối với bản án của “thái tử”  liệu có xảy ra?

Mập mờ đúng - sai

Đầu tháng 9 năm nay, văn phòng công tố quận trung tâm Seoul đã truy tố 11 người bao gồm “thái tử Samsung” Jay Y. Lee (Lee Jae-yong) và các cựu giám đốc điều hành của Samsung. Các tội danh bao gồm vi phạm luật thị trường vốn và luật kiểm toán cũng như vi phạm những nghĩa vụ khác. Quyết định truy tố Jay Y. Lee, bất chấp khuyến nghị của hội đồng dân sự, có thể làm tăng thêm những thách thức pháp lý cho công ty giá trị nhất Hàn Quốc. Các phiên tòa như vậy có thể kéo dài tới 18 tháng và có thể kéo dài thêm 2 năm nếu có kháng cáo đưa đến tòa án cấp cao nhất của đất nước.

"Thái tử Samsung" Lee Jae Young (Jay Y. Lee).
"Thái tử Samsung" Lee Jae Young (Jay Y. Lee).

Jay Y. Lee, 52 tuổi, đã dính đến nhiều vụ bê bối pháp lý làm rung chuyển đất nước, bao gồm cả mối quan hệ với cựu Tổng thống bị luận tội Park Geun-hye. Các công tố viên đặc biệt lần đầu tiên truy tố ông vào đầu năm 2017 với tội danh hối lộ và tham nhũng, cáo buộc Samsung hối lộ cùng nhiều khoản thanh toán mờ ám cho một người thân tín của bà Park để đổi lấy sự hỗ trợ của chính phủ, làm cơ sở vững chắc để ông vững vàng bước lên vị trí cao nhất trong Samsung. Sau phán quyết, ông Lee đã từng ngồi tù trong 1 năm trong bản án tù 5 năm. Tuy nhiên, ông đã được trả tự do vào tháng 2/2018.

Nhưng vào tháng 8/2019, Tòa án Tối cao đã lật lại quyết định, đình chỉ bản án dành cho Jay Y. Lee của tòa án cấp dưới và ra lệnh xét xử lại toàn bộ vụ án.Bản cáo trạng mới tập trung vào việc liệu Jay Y. Lee và Samsung có sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để giúp ông ta nắm quyền kiểm soát tập đoàn do ông nội ông ta thành lập hay không.

Quyết định của các công tố viên được đưa ra vài tuần sau khi một hội đồng gồm 13 công dân đề nghị các công tố viên dừng cuộc điều tra đối với Samsung và không truy tố Lee. Quyết định của ban hội thẩm không có tính ràng buộc, nhưng ít nhất phản ánh sự ủng hộ của công chúng đối với công ty quan trọng nhất của đất nước.

Các công tố viên dự kiến ​​sẽ truy tố Lee bất chấp khuyến cáo. Họ đã tiến hành một cuộc điều tra lớn, bao gồm hàng trăm lệnh triệu tập và hàng chục cuộc khám xét văn phòng.Tách biệt khỏi cuộc điều tra hối lộ ban đầu nhưng cũng liên quan đến việc “kế vị”, các công tố viên đã điều tra một vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa hai đơn vị của Samsung vào năm 2015 và cáo buộc có gian lận kế toán có thể trợ giúp cho Jay Y. Lee giành quyền kiểm soát. Một khi phiên tòa mới bắt đầu, Lee có thể cần phải ra tòa hai lần một tuần cho đến khi tòa án đưa ra phán quyết.

Vụ sáp nhập năm 2015 giữa Samsung C&T và Cheil Industries được tiến hành theo cách có lợi cho ông Lee, cho phép ông nắm quyền kiểm soát Samsung Electronics lớn hơn. Công tố viên tố cáo ông Lee và cộng sự phát tán tin giả, thực hiện vận động phi pháp và giả mạo giá cổ phiếu.

Ông Lee đã nỗ lực đảm bảo sự sự thừa kế ngai vàng của mình với chi phí thấp nhất, củng cố quyền kiểm soát của ông ta. Chúng tôi quyết định buộc tội ông ta dựa trên việc xem xét tới những tội danh đáng kể gây ra sự xáo trộn đối với thị trường chứng khoán.

Dù vậy, luật sư Samsung phản bác rằng các cuộc thẩm vấn và điều tra trước đây xác nhận vụ sáp nhập hoàn toàn tuân thủ quy định nhà nước. Luật sư cho rằng cuộc điều tra mới nhất nhằm truy tố ông Lee từ đầu thay vì tìm ra sự thật dựa trên bằng chứng.

Ông Lee Jae Young (tay trái) và cha - cố chủ tịch Samsung Lee Kun Hee.
Ông Lee Jae Young (tay trái) và cha - cố chủ tịch Samsung Lee Kun Hee.

Hy vọng vào án lệ truyền thống

Với cáo buộc mới nhất, các công tố viên đã dành 2 năm để điều tra sau khi Sở giao dịch chứng khoán lần đầu tiên nói rằng họ đã nhận thấy những sai phạm về kế toán diễn ra tại Samsung Biologics. Các công tố viên tiếp tục mở rộng điều tra về quá trình chuyển giao quyền lực tại tập đoàn Samsung vào năm ngoái, nói rằng ban lãnh đạo tập đoàn đã nâng khống giá trị Samsung Biologics để giúp Lee củng cố quyền kiểm soát.

Công tố viên cao cấp tại Văn phòng công tố Seoul Lee Bok-hyun cho rằng “thái tử Samsung” chính là người chấp thuận để những sai phạm kế toán tại Samsung Bilogics – một chi nhánh thuốc của Samsung C&T xảy ra như một phần kế hoạch củng cố quyền lực của ông tại tập đoàn. Ông Lee là cổ đông lớn nhất tại Samsusng C&T – công ty con thuộc tập đoàn Samsung với 17,33% cổ phần.

Tuy nhiên, phía văn phòng công tố chưa gửi đơn yêu cầu lệnh bắt giữ với ông Lee thời điểm này – điều đó có nghĩa là ông có khả năng đối mặt với phiên tòa mà không bị bắt tạm giam. Hiện thời gian chính xác diễn ra phiên tòa sẽ được phía tòa án sắp xếp. Trước đó vào tháng 6, tòa án cũng bác yêu cầu bắt giữ ông Lee của phía văn phòng công tố liên quan tới vụ án khác.

Hiện tại, tòa án đang nỗ lực bắt giữ lại ông này khi Tòa án tối cao lật lại vụ án vào năm ngoái. Phiên tòa này hiện vẫn đang chờ diễn ra và nếu quyết định cuối cùng chống lại Lee, ông có thể tiếp tục phải ngồi tù lần nữa.

Tuy nhiên, cả “thái tử Samsung” và những người điều hành này hy vọng án lệ sẽ được thực thi với người thừa kế ngai vàng của đế chế như đã từng xảy ra đối với cố chủ tịch Lee Kun Hee vừa qua đời cũng như với một số chủ tịch của các tập đoàn lớn khác.

Theo hồ sơ của Tòa án Hàn quốc, ông Lee Kun Hee là Chủ tịch Samsung Group từ năm 1987 đến 1998, Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics từ năm 1998 tới 2008, Chủ tịch Samsung Electronics từ năm 2010 đến khi qua đời. Năm 1996, ông Lee bị kết tội hối lộ Tổng thống nhưng sau đó được ân xá. Hơn một thập kỷ sau, ông bị phát hiện trốn thuế nhưng được tha bổng lần nữa. Lần này, ông tiếp tục vận động hành lang để đưa Thế vận hội mùa đông đến với thị trấn miề núi Pyeongchang năm 2018. Không lâu sau Thế vận hội mùa đông năm 2018, Tổng thống Lee Myung Bak - nhiệm kỳ 2008 - 2013 - bị kết án 15 năm tù vì nhận 5,4 triệu USD hối lộ từ Samsung để ân xá cho ông Lee Kun Hee.

Tổng thống ân xá cho doanh nhân lớn không phải là chuyện hiếm ở Hàn Quốc. Chủ tịch tập đoàn Hyundai Motor, Chung Mong-koo cũng từng được ân xá hồi 2008 sau khi bị kết tội tham ô. Việc ân xá này đúng khuôn mẫu điển hình của mối quan hệ ấm cúng giữa các chaebol (tập đoàn gia đình) và chính phủ Hàn Quốc.

Ông Lee Jae-yong đang hy vọng sẽ có một ân xá pháp lý truyền thông như cha mình từ người đứng đầu chính quyền Hàn Quốc
Ông Lee Jae-yong đang hy vọng sẽ có một ân xá pháp lý truyền thông như cha mình từ người đứng đầu chính quyền Hàn Quốc

Tương lai nào cho “đế chế” Samsung?

Cố Chủ tịch Lee Kun Hee qua đời để lại những di sản và tài sản khổng lồ cũng như một tương lai “không hề tệ” cho “thái tử” Samsung. Cụ thể, hồi tháng 10 tập đoàn này đã công bố lợi nhuận hoạt động đạt 12,3 nghìn tỷ won (10,6 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 9, vượt dự báo 10 nghìn tỷ won của các chuyên gia phân tích trước đó. Doanh thu trong quý đạt 66 nghìn tỷ won. Công ty hiện không công khai lợi nhuận ròng hay công bố chi tiết kết quả kinh doanh từng mảng. Các con số chi tiết sẽ được công bố vào cuối tháng này khi ra báo cáo cuối cùng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Samsung sẽ chứng kiến biên lợi nhuận cao hơn trong năm 2021 khi Huawei tiếp tục gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Samsung sẽ được hưởng lợi từ sự ra đời nhanh chóng của 5G và những tập trung mới vào điện thoại gập. Samsung cũng sẽ bán ra 80,6 triệu điện thoại thông minh trong quý 3 – tăng 49% so với quý 2.

Dù đón nhận những kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng của giới phân tích rất nhiều nhưng tương lai Samsung vẫn còn nhiều bất định. Được biết tội danh thao túng chứng khoán và vi phạm các quy tắc kế toán mà "thái tử" Samsung đang bị truy tố nếu là đúng, ông có thể đối diện với mức án cao nhất lên tới 10 năm tù giam. Đây dĩ nhiên sẽ là tình huống mà Samsung không mong xảy ra bởi họ sẽ mất đi sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp từ vị sếp cấp cao nhất.

Chưa kể đến việc các đối thủ ở Trung Quốc ngày một nhiều và Huawei cũng đang có dấu hiệu hồi phục khiến đà tăng trưởng trong tương lai của Samsung trở nên bất định.Ngoài ra, câu hỏi về việc thừa kế và ai là người thay thế vị trí chủ tịch của ông Lee Kun-hee tại Samsung cũng được dư luận quan tâm. Ngoài sự phức tạp, việc chuyển giao quyền lực tại tập đoàn Samsung còn có kích thước quá lớn, chịu sự soi xét rất kỹ lưỡng từ các nhà chức trách.

“Thái tử” Lee Jae-yong vừa có chuyến thăm Việt Nam ngày 19/10 và công tác tại Việt Nam trong ba ngày nhằm “mở rộng kinh doanh”. Chuyến thăm này đánh dấu lần đầu tiên ông Lee Jae-yong đến Việt Nam kể từ tháng 10 năm 2018. Với tổng vốn đầu tư lên tới trên 17,3 tỷ USD, Samsung hiện đang đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, trong đó nguồn vốn tập trung vào 3 khu tổ hợp công nghệ cao tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...