Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics bị tuyên án tù giam

Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics Co., Ltd Lee Sang Hoon đã bị kết án 1 năm rưỡi tù giam vì phá hoại các hoạt động công đoàn hợp pháp.
Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics bị tuyên án tù giam

Theo thông tin từ Toà án Hàn Quốc, ông Lee Sang Hoon - chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics và khoảng 25 bị cáo khác đã bị buộc tội phá hoại các hoạt động công đoàn của công nhân - những người đã ký hợp đồng phụ tại đơn vị sửa chữa của Samsung Electronics, công ty TNHH Dịch vụ Điện tử Samsung. 

Khi các hoạt động công đoàn diễn ra sôi nổi tại công ty Dịch vụ Điện tử Samsung vào năm 2013, văn phòng chiến lược của Tập đoàn Samsung đã lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược nhằm cản trở hoạt động công đoàn, theo hồ sơ từ Toà án quận trung tâm Seoul. 

Các giám đốc và nhiều nhân viên tại Tập đoàn, ở các mức độ khác nhau, đều có liên quan đến việc tìm hiểu thông tin nhạy cảm về thành viên công đoàn và sau đó thuyết phục họ rời khỏi công đoàn, gây ra trì hoãn trong đàm phán giữa lao động và quản lý cũng như phải đóng cửa các công ty thầu phụ. 

Bản án 1 năm rưỡi tù giam đối với ông Lee Sang Hoon theo sau phán quyết đưa ra mức án 16 tháng tù giam vào tuần trước đối với phó chủ tịch Samsung Electronics Kang Kyung Hoon vì đã có những hành động phá hoại liên minh công đoàn tại chi nhánh Samsung Everland - đơn vị điều hành công viên giải trí và thuộc một phần của Samsung C&T.  

“Chúng tôi lấy làm tiếc khi quan điểm và sự hiểu biết trong quá khứ của công ty về công đoàn đã không đạt được như kỳ vọng của xã hội,” trích dẫn tuyên bố được Samsung Electronics và Samsung T&T đưa ra.  

Giáo sư Park Sang In tại Đại học Quốc gia Seoul, đã nhận xét về các phán quyết này là một tín hiệu thay đổi trong hệ thống Tư pháp Hàn Quốc, vốn trước đây thường có những bản án khoan dung đối với các doanh nhân bị kết án. 

Người lãnh đạo mới của Samsung, Jay Y. Lee, “cần phải xây dựng các mối quan hệ công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu”, giáo sư Park nói thêm. 

Bản thân ông Jay Y. Lee hiện cũng đang có liên quan tới những bê bối tham nhũng của cựu TT Hàn Quốc Park Geun Hye. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...