Hãng hàng không "siêu sang" Sun Air chính thức ra mắt, khi nào bắt đầu cất cánh?

Tập đoàn Sun Group vừa chính thức ra mắt hãng hàng không Sun Air, với mục tiêu trở thành một hãng hàng không private jet uy tín, hiện đại, đẳng cấp quốc tế, lấy “An toàn – Đẳng cấp – Khác biệt” làm giá trị cốt lõi.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Sun Air là hãng hàng không nằm trong phân khúc hạng sang cung cấp các dịch vụ bay đẳng cấp được cá nhân và chuyên biệt hóa, với hai loại hình: Dịch vụ quản lý tàu bay tư nhân và Dịch vụ bay thuê chuyến, bay tham quan ngắm cảnh, du lịch bằng trực thăng và thủy phi cơ.

Hướng tới nhóm khách hàng thượng lưu có khả năng chi trả cao và luôn đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe nhất, bao gồm các doanh nhân, giới tài phiệt, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đi giao dịch công tác, khảo sát dự án, chữa bệnh, tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng xa xỉ, hãng hàng không của Sun Group cũng đặt mục tiêu trở thành hãng bay private jet cung cấp chuyên cơ toàn cầu, sử dụng các loại tàu bay tốc độ nhất thế giới nhằm hướng đến vị trí dẫn đầu trong cuộc đua tốc độ trên không, rút ngắn tối đa thời gian mỗi chặng bay.

Sự ra đời của Sun Air sẽ tạo cú hích, đưa lĩnh vực du lịch xa xỉ của nước ta tới đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn
Sự ra đời của Sun Air sẽ tạo cú hích, đưa lĩnh vực du lịch xa xỉ của nước ta tới đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn

Chia sẻ về việc ra mắt hãng hàng không chung trong bối cảnh ngành du lịch thế giới đang ngày càng chuộng những chuyến đi trải nghiệm riêng tư, sau những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Sun Group nói: “Việc ra mắt hãng hàng không Sun Air hoàn toàn nằm trong lộ trình phát triển bền vững của Sun Group. Sun Air sẽ không chỉ thêm một mảnh ghép mới trong bức tranh hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ chất lượng- đẳng cấp- khác biệt của Sun Group, mà còn góp phần khai mở sự phát triển của phân khúc hạng sang trong ngành hàng không chung Việt Nam - lĩnh vực đầy tiềm lực ở nhiều quốc gia giàu có trên thế giới.”

“Với dịch vụ bay thuê chuyến, tham quan bằng trực thăng và thủy phi cơ, Sun Air cũng sẽ kết nối những sản phẩm đẳng cấp nhất trong hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng- vui chơi giải trí- bất động sản của Sun Group, tạo nên chuỗi trải nghiệm thượng lưu khép kín, an toàn, tiện nghi và riêng tư đầu tiên tại Việt Nam. Đây sẽ là dòng sản phẩm đi trước đón đầu, dẫn dắt xu hướng, góp phần ghi tên Việt Nam lên bản đồ du lịch cao cấp thế giới”, đại diện Sun Group cho biết thêm.

Khai thác phân khúc bay thuê chuyến (private jet charter), Sun Air sẽ phát triển nhiều đường bay đưa dòng khách sang trọng tới nhiều thị trường lớn khắp thế giới, bằng các dòng máy bay phản lực thương gia Gulfstream G650ER, Gulfstream G700 có tầm bay xuyên lục địa, trang bị công nghệ tối tân và không gian cabin đẳng cấp. Đây cũng là các chuyên cơ được rất nhiều tỷ phú thế giới như Elon Musk hay Jeff Bezos lựa chọn sử dụng.

Gulfstream G650ER, Gulfstream G700 đều là máy bay phản lực có tốc độ bay nhanh, tầm bay cao và xa vào hạng nhất thế giới hiện nay, với tầm bay cao tới 51,000ft (15.545m), tầm bay xa tới 7.500 hải lý (13.890km), tốc độ đạt 0.925 Mach (1.142km/h) (tương đương chặng bay thẳng liên tục từ Hà Nội đến Los Angeles trong khoảng 12,5- 13 tiếng). Gulfstream G650ER có sức chứa tối đa 17 hành khách ngồi hoặc 6 – 8 hành khách ngủ, trong khi Gulfstream G700 có thể chở tối đa 21 hành khách ngồi, trang bị giường nằm cho 10 người. Một trong những điểm nổi bật khác của dòng máy bay này là khả năng cung cấp liên tục 100% không khí tươi, áp suất cabin thấp ngay cả khi bay trên độ cao tối đa, tạo nên cabin yên tĩnh nhất trong ngành hàng không thương gia và đem đến cho người bay trải nghiệm thoải mái, không có cảm giác mệt mỏi, ù tai, chóng mặt như các dòng máy bay thông thường.

Từ Quý 3/2022, Sun Air sẽ khai thác 2 máy bay phản lực thương gia Gulfstream G650ER
Từ Quý 3/2022, Sun Air sẽ khai thác 2 máy bay phản lực thương gia Gulfstream G650ER

Theo lộ trình, từ Quý 3/2022, Sun Air sẽ khai thác 2 máy bay phản lực thương gia Gulfstream G650ER. Giai đoạn 2023-2025, Sun Air dự kiến đưa vào vận hành 4 máy bay Gulfstream G650ER, 1 máy bay Gulfstream G700, 1 trực thăng và 2 thuỷ phi cơ.

Trong tương lai, hãng hàng không của Sun Group dự kiến sẽ khai thác thêm các máy bay thuộc đẳng cấp cao nhất trong dòng máy bay phản lực thương gia, vốn được ví như những “cung điện bay”. Đó là các dòng máy bay siêu lớn (ultra-large) và siêu xa (ultra-long range) như Boeing BBJ và Airbus ACJ.

Đối với dịch vụ cung cấp trực thăng và thủy phi cơ phục vụ du lịch, tham quan, ngắm cảnh, Sun Air cho biết hãng đang làm việc với các thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới hiện nay như hãng trực thăng Agusta, Airbus, Sikorsky hay hãng thuỷ phi cơ De Havilland Canada, hãng sản xuất máy bay Cessna thuộc Tập đoàn Textron Hoa Kỳ, nhằm cung cấp những trải nghiệm bay an toàn cao và hoàn toàn khác biệt tới khách hàng.

Nâng trải nghiệm bay của khách hàng trên các chuyên cơ tối tân lên một tầm cao hơn, Sun Air đã chọn bắt tay với các đối tác cung cấp dịch vụ bay hàng đầu thế giới như Gulfstream Aerospace và Jet Aviation. Đây là hai tên tuổi thuộc Tập đoàn General Dynamics, có tuổi đời hơn 65 năm trong lĩnh vực hàng không và đặt trụ sở tại gần 50 quốc gia. Gulfstream Aerospace hiện là thương hiệu của các loại máy bay phản lực sang trọng bậc nhất thế giới, cũng là hãng hàng không đạt tăng trưởng ấn tượng nhờ đề cao sự an toàn, riêng tư và tốc độ. Trong khi đó, Jet Aviation cung cấp dịch vụ hàng không trên toàn thế giới, gồm quản lý máy bay, huấn luyện nhân sự, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay…

Ngoài ra, đại diện Sun Air cho biết hãng cũng sẽ xúc tiến để mở rộng hợp tác với những “người khổng lồ” khác trong lĩnh vực hàng không.

Thời gian tới, khi thị trường vận tải hàng không dần được phục hồi sau dịch bệnh, nhu cầu đi lại, đặc biệt bằng các chuyến bay riêng nhằm tiết kiệm thời gian, bảo vệ sức khỏe, duy trì giao thương cũng như hưởng thụ cuộc sống sẽ tăng cao. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty tư vấn hàng không ARGUS International, hàng không tư nhân phục hồi nhanh hơn nhiều ngành, trong đó du lịch bằng máy bay tư nhân tăng trưởng cao hơn 15% so với thời điểm trước đại dịch.

Do đó, sự ra đời của Sun Air sẽ không chỉ đặt nền móng cho một thương hiệu hàng không cao cấp tại Việt Nam, mà còn tạo cú hích, đưa lĩnh vực du lịch xa xỉ của nước ta tới đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Đây cũng là mảnh ghép hoàn hảo tiếp theo trong hệ sinh thái đa ngành nghề của Tập đoàn Sun Group, bên cạnh các thương hiệu cốt lõi đã làm nên uy tín và xác lập vị thế cho một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam, bao gồm vui chơi giải trí Sun World, khách sạn nghỉ dưỡng Sun Hospitality Group, bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng Sun Property và hệ thống hạ tầng hiện đại như Sân bay quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long…

Xem thêm

Việt Nam chính thức "dỡ biên" hàng không quốc tế

Việt Nam chính thức "dỡ biên" hàng không quốc tế

Cục Hàng không Việt Nam vừa phát hành điện văn qua đường hàng không (NOTAM) để thông báo tới các hãng bay, người khai thác máy bay trên toàn thế giới việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế vận chuyển khách bằng đường hàng không.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…