Hapro đã thoái toàn bộ vốn tại Thương mại Dịch vụ Tràng Thi

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro – mã: HTM) vừa thông báo đã bán hết toàn bộ hơn 7,2 triệu cổ phiếu T12 của CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, tương đương 53,33 vốn điều lệ. Giao dịch thực hiện ngày 6/11/2019.
Hapro đã thoái toàn bộ vốn tại Thương mại Dịch vụ Tràng Thi

Đây là giao dịch bán thỏa thuận với giá thỏa thuận bình quân 12.000 đồng/cp, thu về hơn 86,4 tỷ đồng.

Phía mua là 3 cá nhân, ông Trần Trung Tuân mua 2,8 cổ phiếu (tỷ lệ 20,47%), bà Hoàng Thị Minh Phượng mua 2,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 18,52%) và bà Nguyễn Thị Phương Lan đã mua 1.900.200 cổ phiếu (tỷ lệ 14,08%) và trở thành 3 cổ đông lớn mới của Tràng Thi.

Trước khi Hapro thoái vốn, Tràng Thi có 4 cổ đông lớn nắm giữ đến 99,78% vốn điều lệ, trong đó Hapro là công ty mẹ sở hữu 53,33%, còn lại T&T Group sở hữu 20%, cùng 2 cá nhân là ông Lê Anh Dũng (18,2%) và Nguyễn Phú Quân (8,2%).

Tuy vậy nội bộ của Tràng Thi đang mất đi tiếng nói chung khi nhóm cổ đông thiểu số đã phủ quyết rất nhiều nội dung như chương trình họp, kế hoạch kinh doanh 2019, bầu nhân sự, sửa đổi điều lệ... Tuy nhiên ĐHCĐ cũng đã thông qua toàn bộ nội dung chương trình Đại hội do Hapro sở hữu đến 53,33% của Hapro.

Bên cạnh đó với số lượng thành viên HĐQT là 5 người, trong đó Hapro có 3 đại diện mà các quyết định của HĐQT được thông qua khi có 3/5 thành viên tán thành. Do vậy gần như mọi quyết sách mà phía Hapro đưa ra đều không thể bị phủ quyết.

Được biết, Hapro hiện đã là một thành viên trong hệ sinh thái của bà chủ SeABank và Tập đoàn BRG - Trần Thị Nga (Madam Nga). Còn những cổ đông còn lại bao gồm Tập đoàn T&T gắn liền với tên tuổi ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT SHB; 2 cổ đông cá nhân là Lê Anh Dũng và Nguyễn Phú Quân đều là những nhân sự quen trong những doanh nghiệp của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển).

Trong đó, ông Nguyễn Phú Quân (1982) hiện được biết đến trong vai trò Trưởng phòng Tổ chức nhân sự của CTCP Bệnh viện Giao thông Vận tải và Phó Giám đốc Ban Tổ chức nhân sự của Tập đoàn T&T (đáng chú ý, trước khi đầu quân cho T&T vào năm 2019, ông Quân cũng có 4 năm gắn bó với Hapro trong vai trò chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ). Còn ông Lê Anh Dũng (SN 1983) cũng được biết đến là Thành viên HĐQT của Tổng Công ty Rau quả, Nông sản (Vegetexco).

Như vậy, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm T&T tại Dịch vụ Tràng Thi là 46%. Do đó, để có thể nắm quyền quyết định của Dịch vụ Tràng Thi thì những cổ đông mới nếu có liên quan đến T&T cũng là điều dễ hiểu.

Tràng Thi có vốn điều lệ 135 tỷ đồng, được cổ phần hóa từ năm 2015. Hiện công ty đang quản lý rất nhiều mặt bằng tại trung tâm Hà Nội hiện đang được cho thuê để kinh doanh siêu thị, cửa hàng chuyên doanh và văn phòng cho thuê. Điển hình một số khu đất tại khu vực trung tâm như 10B Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm đang hợp tác kinh doanh với Nguyễn Kim làm siêu thị điện máy, số 12-14 Tràng Thi đang làm trụ sở công ty và cho thuê.

Công ty hiện có kế hoạch đầu tư Tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ Cát Linh - Tràng Thi tại 47 Cát Linh, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 620 tỷ đồng bao gồm 21 tầng nổi và 3 tầng hầm. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2020 và hoàn thành sau 2 năm. Bên cạnh đó công ty đã hoàn thiện tòa nhà thương mại dịch vụ tại 47 Cát Linh.

Đáng chú ý, Công ty TNHH Phát triển đô thị và Khu Công nghiệp T&T (thành viên Tập đoàn T&T) được lựa chọn là đối tác hợp tác thực hiện dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đảo Ó - Đồng Trường là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nằm giữa lòng hồ Trị An

Cường Thuận IDICO bị phạt gần 1,6 tỷ đồng, buộc dừng hoạt động Trung tâm Du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Trung tâm Du lịch Đảo Ó - Đồng Trường được Cường Thuận IDICO ký hợp đồng nhận chuyển nhượng tài sản trên đất từ Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai năm 2017. Đến năm 2019, dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng Cường Thuận IDICO vẫn tiếp tục đầu tư, khai thác…

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại...

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Năm 2025 hứa hẹn là năm bùng nổ thu hút thêm dòng vốn lớn từ trong và ngoài nước của thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinpearl, Masan Consumer, PV Oil,... chuẩn bị niêm yết, hoặc lên sàn HOSE, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn...

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ F2 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đang dần bước ra ánh sáng, không chỉ thừa kế khối tài sản khổng lồ mà còn khẳng định bản lĩnh trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp và đang không ngừng nỗ lực viết tiếp câu chuyện của các đế chế kinh doanh gia đình...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...