HAR tăng 86% trong 10 phiên, trào lưu ăn theo hay chuyển mình đi lên?

Dòng tiền “không bao giờ ngủ yên” và luôn đi tìm kiếm lợi nhuận. Trong thời gian gần đây, trào lưu đầu tư vào các cổ phiếu “nóng” có thị giá thấp đang có mức lợi nhuận không tưởng. Liệu HAR có phải là
HAR tăng 86% trong 10 phiên, trào lưu ăn theo hay chuyển mình đi lên?

Diễn biến giao dịch của HAR trong thời gian gần đây

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần trước, nhà đầu tư vẫn có cơ hội mua khi HAR không tăng cứng trần. Diễn biến rung lắc trong phiên diễn ra mạnh hơn vào ngày thứ 5, có thời điểm HAR giảm mạnh về giá sàn. Như một hành động “dọa” nhà đầu cơ yếu tim và tạo cơ hội cho những nhà đầu cơ mạnh dạn hơn. HAR vẫn tăng trần khi kết thúc phiên.

Tới phiên cuối tuần, cổ phiếu này giữ mức giá trần từ khi mở cửa cho tới khi kết thúc phiên, khiến cho nhiều nhà đầu tư mạo hiểm tham gia bắt đáy trong phiên phần nào được yên tâm. Với 10 phiên tăng trần liên tiếp, HAR bắt đầu từ mức giá 4.200 đồng/cổ phiếu đã vươn lên 8.190 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, kết thúc tuần qua, HAR đã tăng gần 40%, với khối lượng giao dịch tăng mạnh đạt gần 3 triệu đơn vị/phiên. Trong khi trung bình 3 tháng gần nhất chỉ ở mức 1 triệu đơn vị/phiên.

Do lượng nhà đầu tư đua trần nhiều phiên, nên tổng khối lượng đạt mua trong tháng 7 lên tới gần 81 triệu đơn vị, trong khi đặt bán là 22 triệu và tổng khối lượng khớp lệnh ở mức 21 triệu đơn vị.

Nhìn qua cơ cấu cổ đông HAR, nhà đầu tư có thể đánh giá đây cổ phiếu khá loãng. Với tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hàng gần 96,8 triệu, nhưng HAR không xuất hiện bất kỳ cổ đông nào nắm giữ trên 5% vốn.

Bộ đôi quyền lực nhất tại công ty này là hai anh em cùng tên, ông Nguyễn Nhân Bảo và Nguyễn Gia Bảo. Người em trai, ông Nguyễn Nhân Bảo, sinh năm 1972, trước đây ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của HAR, nhưng cũng chỉ nắm giữ 2,7 triệu cổ phiếu tương ứng 2,83% vốn. Còn người anh Trai, ông Nguyễn Gia Bảo nắm giữ 1,7 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 1,8% vốn. Tới thời điểm hiện tại, ông Gia Bảo đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT thay người em trai của mình.

Tuy vậy, tại ĐHCĐ thường niên gần nhất năm 2017 của HAR, chỉ có 22 cổ đông trực tiếp đi họp, đại điện cho gần 6,6 triệu cổ phần. Còn 37 cổ đông ủy quyền lại đại diện tới 52,7 triệu cổ phần và chiếm 54,4% tổng số cổ phần. Điều này cho thấy “thế lực” đứng sau bộ đôi quyền lực HAR khá kín đáo.

Gần nhất, sau phiên giao dịch đầy sóng gió của của HAR, ông Nguyễn Gia Bảo đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HAR để nâng số lượng sở hữu lên 6.727.600 cổ phiếu, tương đương 6,95% vốn điều lệ của công ty. Thời gian dự kiến giao dịch từ 20/07/2017 đến ngày 18/08/2017 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Tăng đột biến sau thông tin thâu tóm

Công ty Cổ phần đầu tư thương mại BĐS An Dương Thảo Điền (HAR) là doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ngách của ngành bất động sản, là kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch. Trên địa bàn hoạt động của HAR, cũng là thị trường lớn nhất về dịch vụ lưu trú là Tp.HCM, HAR đang tạo thế chân vạc với các ông lớn gồm: Somerset, Capri by Frasers.

Với lợi thế có quỹ đất đẹp tại Quận 2, Tp.HCM, HAR đang quản lý khoảng 400 đơn vị kinh doanh (căn hộ cho thuê).

Theo ông Nguyễn Gia Bảo – Chủ tịch HĐQT, biên lợi nhuận ròng trong mảng này chỉ khoảng 8-10% và không thể đột biến. Từ đây, ông Bảo chia sẻ trong quá khứ HAR rất ít khi vay nợ, huy động vốn. "Nhưng sắp tới chúng tôi sẽ đón nhận những dòng tiền lớn hơn cho hoạt động kinh doanh để tạo thêm lợi nhuận."

HAR đang phát triển đồng thời 4 dự án với vị trí lân cận khu trung tâm mới và cũ bao gồm: Glenwood Plaza tại trung tâm Thảo Điền; Aurora Hotel tại Bình Thạnh tiếp giáp cầu Thủ Thiêm; Glenwood Maison tại quận 2, tiếp giáp dự án đình đám Gateway Thảo Điền; và Hi-tech Park Apartment tại quận 9 dành cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại khu công nghệ cao.

Ông Bảo nhấn mạnh, bước ngoặt lớn nhất của HAR là việc tập trung vào hoạt động M&A. Gần đây, HAR đã thành công trong thương vụ sở hữu dự án Nha Trang Coral Beach với , quy mô 13,5ha, thông qua việc mua lại 100% cổ phần tại CTCP Khu du dịch Đảo San Hô.

Tương lai xa hơn, HAR sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội để có thể sở hữu những dự án, có thể mang lại lợi nhuận lớn. Công ty hiện cũng đang làm việc ở những bước cuối cùng trong việc chốt một số thương vụ M&A và sẽ công bố trong thời gian tới. HĐQT HAR đặt quyết tâm năm 2019 có EPS đạt ở mức 2.500 đồng và tỷ lệ chi trả cổ tức không thấp hơn 20%, ông Bảo kỳ vọng.

Tuy vậy, với kết quả kinh doanh năm 2016, HAR chỉ đạt doanh thu 79 tỷ đồng và 17,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty mẹ thì HAR đang được giao dịch ở mức P/E khá cao nếu không có những đột biến trong thời gian tới.

Theo Mai Hương/ Bizlive

>> KHA làm chuyện “ngược đời”, cái cớ của cuộc “rút lui“?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...