HDBank tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank, HOSE: HDB) đã công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản xin ý kiến về việc tham gia hỗ trợ một ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt.

Mặc dù, trong tờ trình lấy ý kiến cổ đông, vẫn chưa có thông tin cụ thể HDBank sẽ tham gia tái cơ cấu ngân hàng nào, nhưng đây là động thái cho thấy HDBank chung tay cùng Ngân hàng Nhà nước giải quyết những vấn đề tồn đọng trong suốt những năm qua.

HDBank cho biết sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng thương mại (NHTM) được chuyển giao bắt buộc hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH MTV do HDBank sở hữu 100% vốn điều lệ.

HDBank
Ngoài kế hoạch tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng, HDBank cũng trình xin ý kiến cổ đông về phương án phát hành trái phiếu EMTN

ĐHĐCĐ phê duyệt chủ trương HDBank thực hiện góp vốn điều lệ với mức không quá 9,000 tỷ đồng vào NHTM được chuyển giao bắt buộc. Trong thời gian đó sẽ tiếp tục góp vốn phù hợp lộ trình của phương án nhận chuyển giao bắt buộc được phê duyệt.

NHTM nhận chuyển giao bắt buộc sẽ là pháp nhân độc lập với HDBank, không thực hiện hợp nhất và được loại trừ khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Khoản góp vốn vào NHTM được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá. Đồng thời được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của HDBank. 

HDBank cho biết, ngân hàng này tham gia hỗ trợ NHTM được chuyển giao bắt buộc về quản trị, điều hành, hỗ trợ hạ tầng công nghệ, quản trị rủi ro và các biện pháp hỗ trợ khác. HDBank được xử lý phần vốn góp, cổ phần dưới các hình thức phù hợp hoặc sáp nhập.

Trước đó, SSI Research cũng đã có đánh giá: "Khác với đề xuất gần đây của VCB và MBB đã trình tại ĐHĐCĐ và không có việc góp vốn vào các ngân hàng yếu kém, HDBank sẽ thực hiện góp vốn điều lệ không quá 9 nghìn tỷ đồng vào ngân hàng mục tiêu tại thời điểm chuyển giao bắt buộc. 

HDBank cũng sẽ tiếp tục thực hiện việc góp vốn phù hợp với lộ trình của phương án nhận chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt. Như vậy, HDBank đang cho thấy định hướng khá rõ ràng trong việc tham gia vào chương trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng của NHNN".

SSI cũng nhận định, mặc dù thông tin về ngân hàng mục tiêu vẫn chưa được tiết lộ nhưng qua kế hoạch này có thể thấyHDBank có thể đang đàm phán các điều khoản (lợi ích) tốt hơn của thương vụ này, hoặc ngân hàng mục tiêu, trong trường hợp này, thực sự có tình hình tài chính và/hoặc mạng lưới chi nhánh/tiền gửi khách hàng tốt hơn so với ba ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt còn lại.

Ngoài kế hoạch tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng, ngân hàng này cũng trình xin ý kiến cổ đông về phương án phát hành trái phiếu EMTN với tổng giá trị tối đa 900 triệu USD trong 3 năm (từ 2022-2024).

Trái phiếu này sẽ có kỳ hạn 3-10 năm, dự kiến được phát hành cho các nhà đầu tư quốc tế và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX).

Xem thêm

6 tháng đầu năm lợi nhuận HDBank vượt 5.300 tỷ đồng, tăng trưởng 26,5%

6 tháng đầu năm lợi nhuận HDBank vượt 5.300 tỷ đồng, tăng trưởng 26,5%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 5.304 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ, hoàn thành 54% kế hoạch năm. Thu thuần từ dịch vụ riêng lẻ tăng trên 113%, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93% dư nợ.
HDBank miễn 100% phí giao dịch online e-SkyOne trọn đời

HDBank miễn 100% phí giao dịch online e-SkyOne trọn đời

Với e-SkyOne - Sống thảnh thơi, tận hưởng 0 phí, HDBank miễn 100% phí tất cả giao dịch online và nhiều loại phí khác, ưu đãi đến trọn đời cùng vô vàn tiện ích hấp dẫn khác dành cho tất cả khách hàng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...