Hiệp định FTA Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực: Doanh nghiệp đã sẵn sàng?

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA) sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 5/10/2016. Hiệp định thương mại tự do giữa mộ
Hiệp định FTA Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực: Doanh nghiệp đã sẵn sàng?

Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA) sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 5/10/2016.

Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Cộng hòa XHCN Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên (VN - EAEU FTA, bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi động từ tháng 3/2013.

Qua 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ, ngày 29/5/2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan.

[caption id="attachment_10548" align="alignnone" mwidth="683"]

Hiệp định FTA Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực: Doanh nghiệp đã sẵn sàng? ảnh 1

Dệt may được xem là có cơ hội hưởng lợi từ Hiệp định[/caption]

Theo tính toán của Ủy ban kinh tế Á-Âu, việc thành lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu với Việt Nam có thể làm tăng kim ngạch song phương từ 4 tỷ đô la Mỹ hiện tại lên từ 8-10 tỷ USD trong tương lai. Trong năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực, các nhà xuất khẩu trong khu vực sẽ tiết kiệm được khoảng 40 triệu USD tiền thuế.

Cơ hội mà các doanh nghiệp được hưởng lợi từ Hiệp định này là rất lớn, bởi ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các ngành thủy sản, dệt may, da giày-túi xách… sẽ được cắt giảm thuế tới gần 90%, trong đó có những dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn. Cùng với đó, Việt Nam sẽ bãi bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với hơn 59% mặt hàng từ Liên minh kinh tế Á-Âu, bao gồm thịt, bột mì, rượu, thiết bị cơ khí, sản phẩm thép…

Để đón đầu những thành quả tốt đẹp do Hiệp định mang lại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực chuẩn bị cho cơ hội xuất khẩu tiềm năng này, từ việc đàm phán các hợp đồng tới tăng cường tiếp cận thị trường.

Ông Đinh Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ladoza cho biết: Đón đầu Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu, Công ty chúng tôi đã tập trung nhập các nguyên liệu da từ Ấn Độ và các thiết bị máy móc, với thuế suất hiện tại là 0%.

"Hiện giờ chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác nước ngoài như Mexico và đang tiến hành xuất khẩu sang nước này với các sản phẩm ba lô-túi xách. Cùng với đó, thiết kế khoảng 20 sản phẩm mới để đưa sang các thị trường trong năm 2017," ông Đinh Tuấn Anh chia sẻ.

Trong số những mặt hàng tiềm năng và chủ lực của Việt Nam thì thủy sản là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu. Trước đó, mức thuế của mặt hàng này vào khoảng 35%, nay giảm về 0%. Đây sẽ là lợi thế tạo thuận lợi cho ngành thủy sản Việt Nam vươn lên phát triển mạnh và có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.

Ông Vũ Huy Thủ, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đại Dương Xanh, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu Thủy sản cho rằng, đây là một cơ hội lớn và hy vọng sẽ tạo bước đột phá mạnh mẽ cho các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là ngành thủy sản chế biến.

Việc "bắt tay" với Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ mở ra cơ hội "vàng" với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Song, kèm theo đó là không ít thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt, đó là sự cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nhập khẩu từ phía Liên minh để có thể trụ vững trên sân nhà. Bài toán đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp Việt khắc phục hạn chế, chủ động khai thác tối đa lợi thế từ những điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do với thị trường rộng lớn này?

Ông Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Kinh tế Việt Nam cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu là Hiệp định tự do thế hệ mới sẽ mở ra khu vực thị trường rộng lớn với 27 nước. Do đó, cần phải đánh giá kĩ tác dụng của Hiệp định này trên từng ngành hàng cụ thể. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét kỹ các mặt hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường mới. Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp phải ứng phó hiện nay là việc chuẩn bị, tìm hiểu đối tác của thị trường Châu Âu chưa được đầy đủ, do đó khi bán hàng sang một thị trường mới thì phải tìm hiểu những quy định của đất nước sở tại như môi trường, con người, tập quán.

Thị trường liên minh kinh tế Á-Âu được dự báo là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu có hiệu lực vào ngày 5/10 tới đây sẽ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam với các nước lớn trên thế giới. Để tận dụng hiệu quả lợi ích mà Hiệp định mang lại, không còn cách nào khác là mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến lược, giải pháp mới trong việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài và trụ vững trên thị trường trong nước.

Theo Chung Thủy/VOV

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…