Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đề xuất nâng trần vé máy bay

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đề xuất điều chỉnh khung giá trần vé máy bay nội địa cho các hãng hàng không nhằm thúc đẩy sự phục hồi của ngành.
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đề xuất nâng trần vé máy bay

Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp, ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường hàng không Việt Nam trên đà phục hồi nhưng chưa đồng đều ở các phân khúc.

Cụ thể, về thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn, vận tải hành khách trong nước tăng 12%, một vài chặng bay có tần suất cao như tại cảng Phú Quốc lên tới 100 chuyến/ngày.

Tuy nhiên, thị trường quốc tế phục hồi rất chậm do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine cùng với những chính sách đối phó dịch của các nước.

ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam
Ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam

Doanh thu trong ngành cũng không tương xứng. Trong khi các hãng vận tải hàng không "chật vật" do giá nhiên liệu và một số giá đầu vào tăng lên, khiến tính thanh khoản không được cải thiện thì các doanh nghiệp kinh doanh trong vận chuyển hạ tầng đã bắt đầu có lãi.

Ngoài dịch bệnh, chiến tranh, một yếu tố nữa khiến vận tải hàng không gặp khó là do cơ sở hạ tầng của ngành hàng không dù được tăng cường nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu, còn những điểm nghẽn về hạ tầng, đặc biệt đối với những sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ngành hàng không, ông Dũng đề xuất nghiên cứu và điều chỉnh khung giá trần nội địa cho các hãng hàng không và kiểm soát các hãng mới. Tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ, liên quan đến miễn giảm thuế đất…

Bên cạnh đó là sớm khôi phục lại đẩy mạnh giao thông hàng không với các quốc gia có lượng khách lớn vào Việt Nam, mở rộng thêm những tuyến, đường bay quốc tế...

Ngoài ra, cơ quan Nhà nước cần có sự phối hợp điều tiết kết cấu hạ tầng, giải quyết triệt để tắc nghẽn ở các sân bay lớn; sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách của ngành hàng không, kể cả nguồn xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở hạ tầng của ngành.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...