Hòa Bình Corp chi 250 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn dù đang ồn ào tranh chấp "quyền lực"

Mặc dù vẫn đang trong quá trình kiện tụng giành vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Tập đoàn Hoà Bình) với ông Nguyễn Công Phú, nhưng ông Lê Viết Hải vừa có quyết định phê duyệt mua lại trước hạn lô trái phiếu HBCH2225001 phát hành vào đầu năm 2022.

Theo kế hoạch, vào ngày mai (17/1), Tập đoàn Hòa Bình sẽ tiến hành mua lại 250 tỷ đồng trong số 500 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của lô HBCH2225001. Được biết, nguồn mua lại là từ hoạt động kinh doanh/các nguồn khác.

Lô trái phiếu có tổng mệnh giá 500 tỷ đồng, được Tập đoàn Hòa Bình phát hành ngày 27/1/2022 với thời hạn 5 năm. Số tiền thu được từ đợt phát hành được dùng để bổ sung vốn lưu động, phục vụ hoạt động kinh doanh xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Theo công bố, tài sản đảm bảo là cổ phiếu HBC và/hoặc tài sản hợp lệ khác theo yêu cầu bổ sung của đại lý quản lý tài sản đảm bảo.

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
Về cơ cấu sở hữu, tính tới thời điểm hiện tại, ông Lê Viết Hải là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Bình khi sở hữu 43,91 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 17,86% vốn điều lệ

Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Hòa Bình đạt mức 10.904,5 tỷ đồng, tăng 44,65% so với cùng kỳ 2021. Nhưng lợi nhuận sau thuế là 63,6 tỷ đồng lại giảm 21%.

Nguyên nhân là do tính tại thời điểm 30/9/2022, các khoản phải thu ngắn hạn của Tập đoàn Hòa Bình là 13.355 tỷ đồng, trong đó 6.164 tỷ đồng là phải thu ngắn hạn khách hàng; 5.116 tỷ đồng phải thu theo tiến độ khách hàng hợp đồng xây dựng và 1.783 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác.

Ở một diễn biến khác, sáng ngày 9/1, đại diện của Tập đoàn Hòa Bình Hòa Bình đã xác nhận với Mekong ASEAN về việc ông Lê Viết Hải yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường.

Chương trình họp dự kiến thông qua việc bãi nhiệm một số thành viên HĐQT, thay đổi một số quy định trong Điều lệ của công ty, bầu bổ sung một số thành viên HĐQT mới. Đồng thời làm sáng tỏ các thông tin tài chính của công ty do nhóm ông Nguyễn Công Phú công bố và diễn giải.

Khoản 3, điều 115, Luật doanh nghiệp quy định, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao hoặc/và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Về cơ cấu sở hữu, tính tới thời điểm hiện tại, ông Lê Viết Hải là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Bình khi sở hữu 43,91 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 17,86% vốn điều lệ. Nếu tính thêm sở hữu của các thành viên trong gia đình, con số này tăng lên hơn 22%.

Xem thêm

Tập đoàn Hòa Bình "đắt hàng" trong năm 2018

Tập đoàn Hòa Bình "đắt hàng" trong năm 2018

3 dự án bao gồm gói thầu dự án Condotel Wyndham Soleil Đà Nẵng; dự án Tòa nhà Thương mại - Văn phòng và Căn hộ Hateco (Hà Nội) và dự án hoàn thiện nội thất 171 căn biệt thự thuộc dự án Swiss - Belreso
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình bị UBCKNN xử phạt

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định xử phạt ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình do báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu HBC không đúng thời hạn.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...