Hòa Phát cài “số lùi” cho chỉ tiêu lợi nhuận

Năm 2019, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 70.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24% nhưng chỉ tiêu lợi nhuận lại chỉ đạt 6.700 tỷ đồng, tương đương giảm 22% so với năm 2018.
Hòa Phát cài “số lùi” cho chỉ tiêu lợi nhuận

Mới đây, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 để trìnhtại n Đại hội cổ đông sẽ được tổ chức vào ngày 29/3 tới đây.

Theo đó, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 70.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2018. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận lại giảm 22%, xuống 6.700 tỷ đồng. Nếu đạt kết quả đúng như kế hoạch, đây sẽ là lần đầu tiên trong 7 năm, lợi nhuận Hòa Phát sụt giảm. Hòa Phát thống nhất phương án chia cổ tức năm 2018 là 30% nhưng sang năm 2019 cổ tức sẽ giảm xuống chỉ còn 20%.

Trước đó, trong năm 2018, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 56.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cao nhất trong lịch sử 8.600 tỷ đồng. Cả hai dòng sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là thép xây dựng và ống thép đều dẫn đầu thị trường với thị phần của thép xây dựng đạt 23,8% và ống thép 27,5%.

Tuy nhiên, đáng chú ý là lợi nhuận quý 4 lại giảm tới 27%, khiến tăng trưởng lợi nhuận của Hòa Phát chỉ đạt 7%, trong khi năm trước lợi nhuận tăng trưởng 21%.

Việc Hòa Phát đặt kế hoạch thận trọng trong năm 2019 có thể xuất phát từ lo ngại giá thép sẽ thấp hơn năm trước. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã bỏ đánh thuế xuất khẩu trên phôi thép vuông từ 01/01/2019 nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến giá thép.

Theo thông tin mới nhất của Hòa Phát, trong tháng 1/2019 , Thép xây dựng Hòa Phát đã đạt mức sản lượng gần 250.000 tấn, tăng 27% so với cùng kì năm trước và tương đương mức sản lượng kỷ lục trong tháng 10/2018.

Thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát ghi nhận sản lượng 34.600 tấn. Trong đó, Mỹ và Campuchia đóng góp chính vào sản lượng xuất khẩu, lần lượt là 12.000 và 11.772 tấn. Ngoài ra, thép Hòa Phát còn được xuất tới Nhật Bản (7.300 tấn), Indonesia, Lào, Australia và nhiều thị trường khác.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HPG từ vùng đỉnh 48.000 đồng/cp được thiết lập vào tháng 3/2018 (giá điều chỉnh) đã giảm sâu và có thời điểm về vùng 27.000 đồng/cp vào đầu tháng 2/2019. Hiện tại, cổ phiếu HPG đang hồi phục khá tốt và hiện đang giao dịch tại mức giá 32.300 đồng/cp.

Tại thời điểm cổ phiếu HPG giảm sâu, Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong đã đăng ký mua vào một triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát tương đương tỉ lệ 0,05% vốn điều lệ trong thời gian từ 29/1 đến 19/2.

Đáng chú ý, Công ty Đại Phong là doanh nghiệp do ông Trần Vũ Minh (con trai Chủ tịch Hòa Phát – Trần Đình Long) làm Giám đốc. Trước giao dịch, Đại Phong không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu nào của Hòa Phát.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...