Hoà Phát rớt hạng, khi nào trở lại?

Cập nhật đến 12h30', ngày hôm nay (6/10), Hòa Phát (HPG) tiếp tục giảm xuống chỉ còn 18,400 đồng/cp, vốn hoá tương ứng còn khoảng 133,740 tỷ đồng. Con số này đã khiến Tập đoàn Hoà Phát rớt xuống vị trí cuối cùng trong top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Thực tế, thời điểm cổ phiếu Hoà Phát trải qua vùng giá 1x là khoảng 30 tháng về trước (tháng 4/2020). Và chỉ gần một năm trước, giai đoạn cuối tháng 10/2021, cổ phiếu Hòa Phát vẫn còn ở đỉnh cao và là doanh nghiệp giá trị lớn thứ 4 sàn chứng khoán chỉ sau Vietcombank (VCB), Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM).

Như vậy, so với khi lập đỉnh, vốn hóa của Hòa Phát đã mất đi gần 143.000 tỷ đồng (tương đương 6,2 tỷ USD).

Hiện top đầu thuộc về nhóm ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, đồ uống và đã thiếu bóng ngành công nghiệp nặng. Đứng đỉnh chóp là VCB với vốn hoá là 334.116 tỷ đồng, theo sau là VHM (229,911 tỷ đồng), VIC (223,115 tỷ đồng), GAS (207,281 tỷ đồng), BID (159,849 tỷ đồng),...

Quý II/2022 vừa qua có thể coi là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 2 năm trở lại đây đối với ngành thép và Hòa Phát. Dự báo, tình trạng này tiếp tục lan sang quý III, khi chi phí đầu vào cao khiến lợi nhuận dòng của Tập đoàn này giảm mạnh.

Hoà Phát

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc sụt giảm mạnh của cổ phiếu HPG là do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới. Cụ thể, thị trường thép và chứng khoán bị sụt giảm, quay đầu so với năm 2020-2022.

Vậy cổ phiếu Hoà Phát sẽ đi về đâu và kịch bản nào cho ngành thép từ giờ đến cuối năm 2022"? Khi EU thống nhất thông qua gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, ngay sau đó OPEC+ quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày. Cùng với việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Châu Âu, doanh nghiệp Châu Âu không sản xuất được vì thiếu khí đốt.

Về dài hạn vĩ mô, nó sẽ ảnh hưởng nặng nề tới ngành thép. Trong khi, lạm phát của thế giới vẫn chưa được kiểm soát và tiếp tục tăng cao. Dưới góc độ chính phủ các nước và Fed tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, làm tổng cầu trên toàn thế giới bị giảm.

Nhu cầu sử dụng sắt thép sẽ bị giảm mạnh, cùng với chi phí nguyên liệu đầu vào cao khiến lợi nhuận ròng của ngành sắt thép bị ảnh hưởng nặng nề.

Thời gian vừa qua, khi có một số thông tin tích cực thì trong ngắn hạn cổ phiếu Hoà Phát có dấu hiệu tăng. Nhưng với tình hình thế giới như hiện nay thì dường như cổ phiếu ngành thép chưa tạo được đáy.

Còn về kỹ thuật, các nhà đầu tư cho rằng nếu nhìn vào biểu đồ cổ phiếu HPG thì chưa bước qua được chu kỳ tích lũy gom hàng (từ giờ tới cuối năm 2022 sẽ chỉ là nhịp hồi kỹ thuật), sau đó tiếp tục giảm chưa có nhịp tăng trở lại. 

Và mặc dù có sự biến động mạnh về giá cổ phiếu và vốn hoá trên thị trường chứng khoán, nhưng với tiềm lực mạnh của mình Hoà Phát tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh với tham vọng lấn sân sang ngành điện máy gia dụng.

Hòa Phát muốn trở thành nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn nhất Việt Nam. Ngoài máy làm mát không khí, máy lọc nước,... sắp tới đây Tập đoàn này còn sản xuất bếp từ, bếp hồng ngoại...

Xem thêm

Quảng Ngãi tiếp tục gỡ vướng cho “siêu dự án” Hoà Phát Dung Quất 2

Quảng Ngãi tiếp tục gỡ vướng cho “siêu dự án” Hoà Phát Dung Quất 2

Trước đó, Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất đã đề nghị tỉnh Quảng Ngãi giải quyết dứt điểm các vướng mắc kéo dài; đẩy nhanh trả tiền bồi thường mặt bằng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án thép Hòa Phát Dung Quất 2, dự án cấp nước thô và một số vấn đề khác liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...