Hòa Phát rớt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán

Cổ phiếu HPG của Hòa Phát giảm 2 phiên liên tiếp qua đó rơi xuống mức 21.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa còn 127.344 tỷ đồng. Điều này đã khiến doanh nghiệp đầu ngành thép giữ được một vị trí trong top 10 vốn hóa trên sàn chứng khoán.
Hòa Phát rớt khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán

9 tháng trước, Hòa Phát là doanh nghiệp giá trị lớn thứ 4 sàn chứng khoán chỉ sau Vietcombank (mã VCB), Vingroup (mã VIC) và Vinhomes (VHM). Như vậy, so với đỉnh, vốn hóa của Hòa Phát đã mất đi gần 128.000 tỷ đồng (~5,5 tỷ USD).

Sự tụt hạng này đã Hòa Phát khiến top 10 vốn hóa trên HoSE không còn bóng dáng của ngành công nghiệp nặng. Nhưng dù không còn trong top 10 vốn hóa nhưng Hòa Phát vẫn dẫn đầu 3 sàn về vốn điều lệ với hơn 58.000 tỷ đồng, vượt qua cả các nhà băng đang lớn nhất nhất thị trường.

Chưa kể, số lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (free float) cũng nhiều nhất sàn với gần 3,2 tỷ đơn vị. NênHPG thường xuyên giao dịch đầy sôi động, thậm chí gánh thanh khoản cả thị trường. Thậm chí, thời đỉnh cao, giá trị giao dịch trên cổ phiếu này nhiều phiên còn lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

hòa phát
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2022, Chủ tịch Trần Đình Long đã cảnh báo kết quả kinh doanh ngành thép những tháng tới sẽ "thê thảm". 

Theo các chuyên gia, cổ phiếu HPG sụt giảm do giá theo có nhiều biến động. Trong 10 tuần qua, giá thép nội địa đã giảm 10 lần liên tiếp với tổng mức giảm cao nhất khoảng hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Hòa Phát đã sản xuất 4,3 triệu tấn thép thô, tăng 8% so với nửa đầu năm ngoái. Tiêu thụ phôi thép, thép xây dựng và thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 4 triệu tấn, tăng 6%. Riêng bán hàng thép xây dựng là 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với 6 tháng cùng kỳ và chiếm hơn 36% thị phần toàn ngành. 

Cho dù, sản lượng tiêu thụ tăng nhưng do giá thép liên tục đi xuống nên doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Ngay tại Đại hội cổ đông thường niên 2022, Chủ tịch Trần Đình Long đã cảnh báo kết quả kinh doanh ngành thép những tháng tới sẽ "thê thảm". 

Thực tế đã chứng minh nhận định của vị chủ tịch này là hoàn toàn có cơ sở. Vì chỉ mới vào đầu mùa báo cáo tài chính quý II đã có một loạt doanh nghiệp thép như Gang thép Gang thép Cao Bằng (mã CBI), Thép Mê Lĩnh (mã MEL), Thái Nguyên (mã TIS), Thép SMC (mã SMC)... báo lãi sụt giảm mạnh từ 75% đến hơn 90% so với cùng kỳ, thậm chí Thép Thủ Đức (mã TDS) còn lỗ. 

Hiện, Hòa Phát vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý II. Tuy nhiên, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã ước tính lợi nhuận của doanh nghiệp đầu ngành thép có thể giảm đến 49% trong quý II xuống còn 4.979 tỷ đồng bất chấp doanh thu dự phóng tăng 8,5% lên mức 38.120 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...