Hội đồng quản trị đồng loạt từ chức: Màn "đổi ngôi" lịch sử trên sàn chứng khoán?

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông 2025, nhiều doanh nghiệp niêm yết chứng kiến làn sóng từ nhiệm hàng loạt của lãnh đạo cấp cao. Những biến động này không chỉ xuất hiện tại Vimeco, TSC mà còn lan rộng đến Gelex, Vinamilk, Bamboo Capital và nhiều doanh nghiệp lớn khác,...

Hội đồng quản trị đồng loạt từ chức: Màn "đổi ngôi" lịch sử trên sàn chứng khoán?

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, bức tranh nhân sự tại một số doanh nghiệp niêm yết bỗng chốc biến động mạnh mẽ. Những lá đơn từ nhiệm liên tiếp được gửi đi, đặt ra nhiều câu hỏi về nội tình các doanh nghiệp ngay trong giai đoạn quyết định.

Biến động tại Vimeco, chủ tịch cùng loạt lãnh đạo rời ghế. Công ty Cổ phần Vimeco (mã chứng khoán: VMC) vừa đón nhận sự thay đổi nhân sự cấp cao khi hai nhân vật quan trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Văn Mậu và Thành viên Hội đồng quản trị Nguyễn Khắc Hải đồng loạt nộp đơn từ nhiệm vào ngày 13/3.

Ông Dương Văn Mậu (SN 1978) từng được bầu vào Hội đồng quản trị Vimeco nhiệm kỳ 2018-2023 và giữ cương vị Chủ tịch từ tháng 3/2021. Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Hải (SN 1973) gia nhập Hội đồng quản trị Vimeco vào cùng thời điểm và tiếp tục tại nhiệm trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Tuy nhiên, cả hai quyết định rời ghế để thực hiện nhiệm vụ mới theo sự phân công của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã chứng khoán: VCG).

Không chỉ vậy, vào ngày 5/3, ông Nguyễn Tiến Khánh, Thành viên Ban kiểm soát Vimeco cũng đã gửi đơn từ nhiệm với lý do cá nhân. Điều đáng chú ý, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của công ty dự kiến tổ chức vào ngày 18/3 tại trụ sở công ty ở Hà Nội.

Sự thay đổi nhân sự cấp cao này đến trong bối cảnh kết quả kinh doanh của Vimeco không mấy khởi sắc. Năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu đi ngang ở mức 1.118 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế sụt giảm chỉ còn 3 tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2024 đạt 1.405 tỷ đồng, song nợ phải trả đã lên tới 1.026 tỷ đồng.

Không chỉ Vimeco, ngày hôm nay 14/3, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã chứng khoán: TSC) ra thông báo lãnh đạo xin từ nhiệm ngay trước kỳ Đại hội đồng cổ đông. Ông Nguyễn Tuấn Tú, thành viên độc lập Hội đồng quản trị đã gửi đơn từ nhiệm với lý do cá nhân.

Diễn biến này xảy ra khi TSC vừa công bố lịch họp Đại hội đồng cổ đông 2025, dự kiến diễn ra vào lúc 13h30 ngày 9/4 tại trụ sở chính ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Khác với Vimeco, tình hình kinh doanh của TSC trong năm 2024 lại mang đến những con số tích cực. Doanh thu công ty tăng mạnh lên 628 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với mức 477 tỷ đồng của năm 2023. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế đã lội ngược dòng từ thua lỗ trong năm 2023 sang mức lãi 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu TSC vẫn đang trong diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/4/2024, khiến giới đầu tư không khỏi băn khoăn về triển vọng sắp tới.

Nhìn rộng hơn, bức tranh nhân sự cấp cao của nhiều doanh nghiệp niêm yết đang chứng kiến những cơn sóng rút lui chưa từng có. Toàn bộ Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán: RDP), bao gồm cả Chủ tịch Hồ Đức Lam, đã đồng loạt nộp đơn từ nhiệm ngay trước Đại hội cổ đông, với lý do "công việc cá nhân".

Cùng chung kịch bản, tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 40 (mã chứng khoán: L40), cả Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Đình Hiển cùng hai thành viên Trần Bắc Việt và Hà Huy Khánh cũng đồng loạt xin rút lui từ ngày 7/3.

Không dừng lại ở đó, một loạt cái tên lớn trên sàn chứng khoán cũng ghi nhận những sự thay đổi đáng chú ý. Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX), ông Nguyễn Văn Tuấn, người đang nắm giữ vị trí Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021-2026 cũng đã nộp đơn từ nhiệm để "tập trung vào vai trò điều hành".

gelex-gex-tuan-20220407144031166-avatar-fb-2022051212090525.jpg
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên Hội đồng quản trị của Gelex cũng xin từ nhiệm

Trong khi đó, tại Công ty Cổ phần sữa Vinamilk (mã chứng khoán: VNM), ông Lee Meng Tat cũng xin rút khỏi vị trí Thành viên Hội đồng quản trị độc lập vì thay đổi người đại diện của cổ đông lớn.

Hệ sinh thái của Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán: BCG) cũng không nằm ngoài xu hướng. Ngày 25/2, ông Nguyễn Tùng Lâm đã rời bỏ hàng loạt vai trò quan trọng, bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

Tại Công ty Cổ phần Phốt Pho Apatit Việt Nam (mã chứng khoán: PAT), ông Vương Quốc Hùng cũng gửi đơn xin rời ghế Hội đồng quản trị với lý do sức khỏe. Gần đây nhất, ngày 11/3, ông Lê Hồng Chiến cũng từ chức Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex - mã chứng khoán: LGM).

Những biến động nhân sự dồn dập ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông không khỏi làm dấy lên nhiều suy đoán trong giới đầu tư. Liệu đây chỉ là những sự điều chuyển thông thường, hay còn ẩn chứa những thay đổi sâu xa trong chiến lược của các doanh nghiệp? Khi Đại hội chính thức diễn ra, giới tài chính sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn cho những dịch chuyển này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...