Hội nhập tài chính trong bối cảnh thực thi các FTA: Cần nâng cao tính minh bạch!

Ngay lập tức chúng ta phải nghiên cứu, rà soát hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới.

Việc làm cấp bách: Nâng cao trình độ quản trị, điều hành!

Bàn về những giải pháp tốt nhất để thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính theo lộ trình trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), Thạc sỹ Phạm Thị Kim Len - Giảng viên bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế - Học viện Tài chính khuyến nghị, việc đầu tiên chúng ta phải thực hiện là tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát các giao dịch tài chính xuyên biên giới (trong CPTPP); đồng thời đổi mới các phương thức thanh toán, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính thông qua ứng dụng công nghệ tài chính để đảm bảo các giao dịch thực hiện an toàn, ổn định.

Các tổ chức tài chính Việt Nam cần có các chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế trong bối cảnh hội nhập. Cùng với đó, chú trọng tăng năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính Việt Nam khi thực thi các FTA thế hệ mới so với các đối tác thành viên.

Chúng ta cần phải nâng cao trình độ quản trị, điều hành để nắm bắt tốt hơn các cơ hội hội nhập
Chúng ta cần phải nâng cao trình độ quản trị, điều hành để nắm bắt tốt hơn các cơ hội hội nhập

Việc tham gia sâu của nhà đầu tư nước ngoài khi thực thi các cam kết trong lĩnh vực tài chính cũng tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Vì vậy, các ngân hàng trong nước cần nâng cao năng lực quản trị, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị, điều hành và phát triển đa dạng các dịch vụ mới có thể đứng vững trước áp lực cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm khi thực thi các FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó là đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong tiến trình ký kết, thực thi các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới nhằm nắm bắt cơ hội, nhận diện những rủi ro, thách thức và thực hiện đầy đủ các cam kết trong các hiệp định mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, Thạc sỹ Phạm Thị Kim Len nói.

Những giải pháp cụ thể đối với Nhà nước và các doanh nghiệp

Để có thể tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức trong thực hiện cam kết của các FTA thế hệ mới, theo Thạc sỹ Phạm Thị Kim Len trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, Nhà nước cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới.

Kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bãi bỏ quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương và khu vực mà Việt Nam là thành viên.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các cam kết, hiệp định mà Việt Nam tham gia đến từng ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân để các đối tượng có liên quan thực hiện hiệu quả các cam kết; Hoàn thiện các chính sách tài chính - tiền tệ cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không xung đột với các cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Cần hoàn thiện các chính sách tài chính - tiền tệ cho phù hợp với điều kiện mới
Cần hoàn thiện các chính sách tài chính - tiền tệ cho phù hợp với điều kiện mới

Trong khi đó, các Hiệp hội ngành Tài chính - ngân hàng, tiếp tục triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các công ty chứng khoán về pháp luật kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết nối giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên; tăng cường phổ biến thông tin hội nhập...

Đối với doanh nghiệp phải đổi mới hoạt động quản trị doanh nghiệp và công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu; Cùng với đó, chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh để có thể cạnh tranh với dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các thông tin, lộ trình cam kết... từ đó, đưa ra định hướng đúng, xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng hợp lý.

Đặc biệt, cần có cơ chế đầu tư phát triển nguồn nhân lực sớm, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho người lao động làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đây chính là đầu tư cho nguồn nhân lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh khi hội nhập. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đổi mới cơ chế quản lý tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, khuyến khích người lao động tự động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình, Thạc sỹ Phạm Thị Kim Len khuyến nghị.

Xem thêm

Thực thi các FTA thế hệ mới - Những vấn đề đặt ra với an ninh tài chính quốc gia

Thực thi các FTA thế hệ mới - Những vấn đề đặt ra với an ninh tài chính quốc gia

Có thể khẳng định Việt Nam là nước mở cửa nền kinh tế thuộc loại hàng đầu thế giới thông qua việc Chính phủ đã tham gia ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Việc kí kết và thực thi các FTA thế hệ mới đã và đang có những tác động đến vấn đề an ninh tài chính quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...