An ninh tài chính trên TTCK: Những "con sâu" làm rầu thị trường!

An ninh tài chính trên thị trường chứng khoán (TTCK) là một phần quan trọng và không thể tách rời của an ninh tài chính quốc gia.

Để có cái nhìn rộng hơn, Thương gia sẽ giới thiệu đến bạn đọc loạt bài viết phân tích những tiêu cực của thị trường đã ảnh hưởng thế nào đến an ninh tài chính quốc gia, đồng thời tìm ra những điểm chưa phù hợp của thể chế tài chính và kiến nghị xây dựng hệ thống an ninh tài chính đúng đắn và phù hợp, từ đó góp phần đảm bảo an ninh tài chính trên TTCK Việt Nam.

Trong đại dịch, thị trường vẫn phát triển "thăng hoa"

Mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch COVID-19, song khi chia sẻ với Phóng viên Thương gia online nhiều chuyên gia về tài chính vẫn đánh giá năm 2021 TTCK Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, ghi dấu một năm “thăng hoa” với các mốc kỷ lục mới được xác lập trên chặng đường phát triển 21 năm.

Hiện nay, ngành chứng khoán nói chung và TTCK nói riêng đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, từng bước phát triển mạnh mẽ, góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn.

Trong đại dịch thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phát triển thăng hoa
Trong đại dịch thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phát triển thăng hoa

Tính đến hết năm 2021 vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7,7 triệu tỷ đồng (tăng hơn 45,5% so với cuối năm 2020) tương đương 92,7% GDP. Bên cạnh đó, số tài khoản giao dịch mở mới cũng đạt kỷ lục với hơn 1,3 triệu tài khoản giao dịch mở mới, lớn hơn số tài khoản của 4 năm trước cộng lại và cao gấp 3,3 lần số lượng mở mới năm 2020. Với sự “bùng nổ” về số tài khoản mở mới, thanh khoản TTCK đạt trên 1 tỷ USD/phiên.

Quy mô giao dịch trên TTCK Việt Nam đã vượt qua Singapore, đứng thứ hai trong ASEAN (sau Thái Lan). TTCK Việt Nam lọt vào trong TOP thị trường mang lại suất sinh lời cao trên thế giới. Đồng thời, khẳng định là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của chính phủ và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro, xuất phát từ việc Ngân hàng Trung ương các nước trên Thế giới áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm đối phó với rủi ro lạm phát. Khi dịch bệnh được kiểm soát và kinh tế dần phục hồi, dòng tiền sẽ dịch chuyển chuyển đầu tư vào sản xuất, kinh doanh gây ảnh hưởng đến dòng tiền vào TTCK.

Bên cạnh đó, TTCK cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra các hành vi gây rối loạn ảnh hưởng đến TTCK, đi ngược lại với lợi ích chung của thị trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Theo khảo sát của Bộ Tài chính, tính riêng trong giai đoạn 2013 – 2021, các vi phạm gây mất an ninh tài chính TTCK tập trung chủ yếu ở một số hành vi như tạo dựng, làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết trên TTCK Việt Nam, vi phạm quy định công bố thông tin sai lệch, hành vi thao túng TTCK hoặc hành vi giao dịch có dấu hiệu nội gian, hành vi thao túng giá cổ phiếu như không báo cáo trước thời điểm tiến hành giao dịch.

Những hành vi này đã ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ minh bạch các hoạt động giao dịch trên thị trường và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực này.

"Gian dối", "thổi giá" gây nhiễu loạn thị trường

Tháng 9/2021 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát thông báo xử phạt đối với hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân với hành vi sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân.

Nguyên Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng chứng khoán
Nguyên Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng chứng khoán

Cuối năm 2021, UBCKNN qua kiểm tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup đã phát hiện ra VsetGroup đã ký 678 hợp đồng mua bán trái phiếu với tổng giá trị hơn 208,6 tỷ đồng, nhưng không cung cấp các hợp đồng đã ký theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.

Cùng với đó, VsetGroup không cung cấp được hồ sơ, tài liệu liên quan đến sử dụng số tiền thu được phát hành trái phiếu. Không những thế, các khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu, còn được các cá nhân rút ra khỏi tài khoản của công ty và không được nhập quỹ đầy đủ, không được theo dõi trên sổ sách kế toán của công ty.

Tháng 04/2022, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa thông công bố danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Trong đó có 3 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (vay margin) thuộc 3 cổ phiếu trong hệ sinh thái của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC là FLC (FLC), Nông dược HAI (HAI), FLC FAROS (ROS). Nguyên nhân là do 3 doanh nghiệp này đã chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

Cùng thời gian, UBCKNN đã có văn bản yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán với các cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC bao gồm 7 cổ phiếu: FLC, AMD KLF, ART, HAI, ROS, GAB. Sau nhiều lùm xùm liên quan đến lãnh đạo FLC thao túng thị trường chứng khoán, từ đầu năm đến nay, giá trị vốn hóa thị trường của FLC đã giảm 46%, HAI giảm 37% và ROS giảm hơn 58%.

Vụ việc thao túng TTCK của Tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết đã vẽ ra một "kịch bản" khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia "thổi giá" cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức cao ngất ngưởng để bán chui số cổ phiếu đã mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính. Ngày 10/01/20222, Chủ tịch Tập đoàn FLC bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố trước khi thực hiện giao dịch theo quy định đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho NĐT, ảnh hưởng đến ANTC trên TTCK tại Việt Nam.

Gần đây nhất, vụ việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng các công ty thành viên phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng giá trị 10.300 tỷ đồng để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu đang làm rúng động TTCK Việt Nam.

Những sai phạm này không những tổn hại đến môi trường đầu tư tài chính và tính lành mạnh, an toàn của thị trường tài chính mà còn trực tiếp gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư trái phiếu lẫn cổ phiếu, thậm chí khiến không ít nhà đầu tư bị giải chấp oan tài khoản chứng khoán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…