Hội nhập tài chính trong bối cảnh thực thi các FTA: Khó khăn chồng chất khó khăn!

Việc thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính theo lộ trình trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đặt ra những cơ hội và thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam.

Trước tình hình mới, đòi hỏi tất cả các nhà quản lí, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phải có cái nhìn tổng thể về những rủi ro và lợi ích mang lại từ việc tham gia các FTA thế hệ mới đứng trên góc độ sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam trong tương lai trong bối cảnh thực thi các FTA thế hệ mới.

Để có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn Thương gia online sẽ truyền tải đến bạn đọc những phân tích của các chuyên gia về những cơ hội, thách thức cũng như đưa ra những khuyến nghị đối với nhà chức trách, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo thống kê của chúng tôi, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký kết và đàm phán 17 FTA. Trong số đó, đã ký kết 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tham gia các FTA thế hệ mới được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi mang tính chiến lược, nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, tháo dỡ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở quá trình giao thương giữa các quốc gia với nhau. Song, bên cạnh những cơ hội mang lại, các FTA này cũng đặt ra không ít thách thức cần có giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến trình hội nhập, nhất là với lĩnh vực tài chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Đối với riêng CPTPP, việc tham gia vào hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều kiện khác biệt trong tiếp cận tài chính - ngân hàng giữa định chế tài chính Việt Nam và định chế tài chính của các bên tham gia ký kết khác. Trong bối cảnh hành lang pháp lý thanh tra, giám sát tài chính của Việt Nam chưa đủ mạnh, việc cho phép các giao dịch tài chính xuyên biên giới (trong CPTPP), phát triển và mở rộng các phương thức thanh toán mới, sản phầm tài chính đa dạng… sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro thanh toán, rủi ro tài chính và tội phạm tài chính tại Việt Nam.

CPTPP xác lập khuôn khổ pháp lý cho việc đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong một Chương riêng biệt. Theo đó, các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong CPTPP được chia thành 3 nhóm: Các cam kết về môi trường pháp lý đối với hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng; Các cam kết về mở cửa thị trường đối với các dịch vụ tài chính được phép cung cấp; Các cam kết về thanh toán, chuyển tiền, các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán và các cam kết khác có ảnh hưởng đến quá trình điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.

Chúng ta sẽ gặp không ít những khó khăn trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế trong tình hình mới
Chúng ta sẽ gặp không ít những khó khăn trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế trong tình hình mới

Đánh giá một cách tổng quát, các chuyên gia kinh tế khi trao đổi với Thương gia online đều có chung nhận định, các FTA mới đặt ra thách thức không nhỏ đối với các định chế tài chính của Việt Nam như tăng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế, gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng sang các tổ chức nước ngoài và khu vực. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính Việt Nam trước khi tham gia CPTPP và EVFTA còn tương đối thấp so với các đối tác thành viên. Trước áp lực cạnh tranh đòi hỏi các định chế tài chính Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động ứng phó với những tác động từ môi trường kinh tế quốc tế, cải tổ về năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế...

Một vấn đề nữa khiến các chuyên gia hết sức quan ngại là các tổ chức tài chính trong nước có cơ cấu hoạt động chưa chuẩn hóa và chưa tiếp cận chuẩn mực quốc tế về an toàn tài chính; công tác kiểm tra, giám sát tài chính còn chưa theo kịp với tình hình mới. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội cũng là những thách thức đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong cạnh tranh và thu hút khách hàng trên thị trường.

Song song đó, theo đánh giá, thị trường dịch vụ tài chính trong nước chưa thực sự phát triển. Mở cửa thị trường theo cam kết đã tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt trên cả 3 cấp độ gồm cạnh tranh giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nước ngoài; cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài và cạnh tranh giữa các chính phủ về thể chế và môi trường kinh doanh.

Một vấn đề mấu chốt được Thạc sỹ Phạm Thị Kim Len - Giảng viên bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế - Học viện Tài chính vạch ra trong quá trình hội nhập là trình độ đội ngũ cán bộ và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hạn chế gian lận thương mại…

Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra cho Việt Nam và các nước thành viên khi tham gia CPTPP là phải cho phép các tập đoàn tài chính nước ngoài bán dịch vụ của mình sang thị trường các quốc gia thành viên khác mà không cần phải thành lập chi nhánh tại đó nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Đây là sức ép rất lớn đối với hệ thống các tổ chức tín dụng trong nước, Thạc sỹ Phạm Thị Kim Len nói.

Ngoài những thách thức trên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng các FTA thế hệ mới sẽ tạo ra sức ép đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm. Đây là áp lực đối với cả hệ thống tài chính cần phải nâng cao năng lực tài chính, quản trị và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của các cam kết, từ đó thúc đẩy hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Đối với lĩnh vực tài chính trong EVFTA, Việt Nam cơ bản giữ nguyên các mức cam kết mở cửa đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Cụ thể, đối với dịch vụ tài chính cung cấp qua biên giới - không cam kết mở hoặc có cam kết mở nhưng rất hạn chế; Đối với dịch vụ tài chính tiêu dùng ở nước ngoài - mở hoàn toàn, không có hạn chế; Đối với việc thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam - mở cửa tương đối nhưng chỉ với các dịch vụ có cam kết (cho phép thành lập chi nhánh của công ty tái bảo hiểm EU tại Việt Nam...

Xem thêm

Tham gia FTA thế hệ mới: Những bước đi ấn tượng!

Tham gia FTA thế hệ mới: Những bước đi ấn tượng!

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra rất nhiều thuận lợi đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, cùng với đó là cơ hội tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế để hội nhập thế giới.
Thực thi các FTA thế hệ mới - Những vấn đề đặt ra với an ninh tài chính quốc gia

Thực thi các FTA thế hệ mới - Những vấn đề đặt ra với an ninh tài chính quốc gia

Có thể khẳng định Việt Nam là nước mở cửa nền kinh tế thuộc loại hàng đầu thế giới thông qua việc Chính phủ đã tham gia ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Việc kí kết và thực thi các FTA thế hệ mới đã và đang có những tác động đến vấn đề an ninh tài chính quốc gia.

Có thể bạn quan tâm