Hơn 1 tỷ cổ phiếu của "ông trùm" khu công nghiệp Becamex IDC sắp chào sàn UPCoM

Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa thông báo chấp thuận cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển Công Nghiệp – CTCP (Becamex IDC) được đăng ký giao dịch bổ sung hơn 1 tỷ cổ phiếu BCM.
Hơn 1 tỷ cổ phiếu của "ông trùm" khu công nghiệp Becamex IDC sắp chào sàn UPCoM

Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch bổ sung là hơn 10.102 tỷ đồng theo mệnh giá. Đây là số cổ phần ESOP phát hành cho người lao động trong công ty và cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Trước đó Becamex IDC thông báo đã hoàn tất phát hành hơn 22,41 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động trong công ty.

Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục Becamex IDC tăng vốn điều lệ lên 10.350 tỷ đồng, tương ứng toàn bộ 1,035 tỷ cổ phần đã đăng ký giao dịch. Với thị giá hiện tại, sau khi số cổ phiếu này lên sàn, vốn hóa thị trường của Becamex IDC sẽ rơi vào khoảng 34.360 tỷ đồng.

Trước đó, hồi cuối năm 2017, Becamex IDC đưa 311,2 triệu cổ phiếu ra bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO), tương ứng 23,6% vốn điều lệ lúc đó của công ty. Tuy nhiên, phiên IPO đã "ế nặng" khi nhà đầu tư chỉ mua hơn 23,36 triệu cổ phiếu, chiếm 6% lượng cổ phiếu mang ra chào bán.

Số cổ phần còn lại tiếp tục ế trong phiên đấu giá thứ 2 hồi đầu năm 2018 khi chỉ hơn 5 triệu cổ phiếu được đặt mua trong tổng số gần 288 triệu cổ phiếu được chào bán.

Theo phương án cổ phần hóa, Becamex IDC có vốn điều lệ dự kiến 13.170 tỷ đồng. Trong đó Becamex IDC đưa ra bán đấu giá 311,2 triệu cổ phần trong đợt IPO, tương đương 23,6% vốn điều lệ dự kiến. 25% cổ phần sẽ chào bán cho cổ đông chiến lược; 0,4% bán ưu đãi cho nhân viên, còn lại Nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn.

Mặc dù “ế” nặng khi IPO nhưng cổ phiếu BCM lại hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ngay sau khi lên UPCoM. Hiện, cổ phiếu BCM đang có mức giá 32.300 đồng/cp tăng nhẹ so với mức 31.000 đồng/cp ngày chào sàn. Đây là mức giá đã được điều chỉnh sau khi BCM đạt đỉnh 35.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 6/8.

Đà tăng của BCM diễn ra trong bối cảnh, các cổ phiếu nhóm ngành BĐS khu công nghiệp được giới đầu tư quan tâm lớn nhờ được hưởng lợi từ dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam. Nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng giá ấn tượng cùng với thanh khoản cải thiện.

Không chỉ BCM mà cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã: GVR ),Tổng CTCP Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi -mã: SNZ ) cũng bất ngờ dậy sóng dù từng khá ế ẩm trong các đợt IPO trước đây với mức tăng giá gấp đôi, gấp ba trong một năm gần đây. Cùng với đó là thanh khoản cải thiện, trở thành những cổ phiếu được săn đón hàng đầu tại UPCoM.

 >> Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Thủ tướng phê duyệt KCN Becamex – Bình Định

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...