Hơn 1.000 công nhân “tố” Vinatextmart chiếm đoạt gần 11,6 tỷ đồng tiền thưởng

Người lao động Công ty Vinatextmart đã tố cáo lãnh đạo công ty lợi dụng chính sách của Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp, chiếm đoạt 11,58 tỷ đồng tiền quỹ khen thưởng phúc lợi. Không chi tr
Hơn 1.000 công nhân “tố” Vinatextmart chiếm đoạt gần 11,6 tỷ đồng tiền thưởng

Người lao động Công ty Vinatextmart đã tố cáo lãnh đạo công ty lợi dụng chính sách của Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp, chiếm đoạt 11,58 tỷ đồng tiền quỹ khen thưởng phúc lợi.

Không chi trả tiền thưởng vì làm ăn thua lỗ?Công ty Vinatextmart thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam được thành lập tháng 10/20011. Tháng 7/2010, Công ty Vinatextmart đổi tên thành Công Ty TNHH MTV Thương mại thời trang dệt may Việt Nam. Đến 7/10/2011, theo Quyết Định 5151/2011/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc Cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa vào ngày 1/1/2012.Ngày 28/6/2013, Tập đoàn Dệt May công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó số dư Quỹ khen thưởng phúc lợi là 11,58 tỷ đồng.Như vậy, Căn cứ theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ tại điều 19: “Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng phúc lợi, sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động, được chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa”.Tuy nhiên, sau đó Công ty Vinatextmart vẫn không chịu chi trả số tiền 11,58 tỷ cho người lao động với lý do công ty làm ăn thua lỗ hay công ty đã ký hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao cơ sở cho Công ty Cổ phần siêu thị Vinmart (ngày 8/4/2015)… nên không liên quan nhằm phủi trách nhiệm với khoản tiền trên (!?)Chỉ trả 6,68 tỷ đồng và yêu cầu không tố cáo?Quá bức xúc vì Công ty Vinatextmart không chịu chi trả số tiền Quỹ khen thưởng phúc lợi cho mình, 1.157 người lao động đã viết đơn đề nghị lãnh đạo công ty (hiện TĐDM chịu trách nhiệm sau khi bán công ty) phải tiến hành chi trả số tiền trên.Mãi sau đó, lãnh đạo Tập đoàn Dệt May do bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn mới tổ chức cuộc họp và trả lời lý do vướng mắc về nguồn vốn và hứa sẽ chi trả cho người lao động trong năm 2014 rồi khất lại trả vào đầu năm 2015. Tuy nhiên, sau nhiều lần hứa hẹn, tập đoàn vẫn không có động thái chi trả khoản tiền trên nên tiếp tục bị người lao động gửi đơn phản ánh.Đến ngày 19/8/2015, Tập đoàn Dệt May tiến hành thành lập tổ công tác để giải quyết chế độ chính sách cho người lao động do ông Phạm Phú Cường (đội trưởng) và bà Phạm Nguyên Hạnh (đội phó), Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May điều hành.Tại đây, số tiền Quỹ khen thưởng phúc lợi được tập đoàn xác định 11,58 tỷ đồng. Tuy nhiên tập đoàn đã sử dụng số tiền trên chi 9,82 tỷ cho hoạt động sơ kết, nghỉ mát, khen thưởng… nên chỉ còn dư lại 1,75 tỷ đồng. Tập đoàn cho rằng, trong số tiền đã chi 9,82 tỷ đồng thì có 4,9 tỷ đồng chi thưởng từ Quỹ phúc lợi là sai nên được trả lại cho người lao động.Như vậy, tổng số tiền Quỹ khen thưởng phúc lợi để chia cho người lao động được tập đoàn xác định là 6,68 tỷ đồng (1,75 tỷ đồng tiền dư + 4,9 tỷ đồng tiền trả lại).Để nhận nhận được số tiền trên, lãnh đạo tập đoàn đã yêu cầu người lao động phải kí cam kết không được yêu cầu hay khiếu nại tập đoàn nữa, nếu không công ty sẽ không chi trả.“Người lao động liên tục viết đơn tố cáo, buộc Công ty phải trả số tiền Quỹ khen thưởng phúc lợi trên nhưng lãnh đạo Tập đoàn Dệt May nhiều lần lảng tránh hay giải thích không rõ ràng. Đến khi công ty không thể chối cãi được khoản tiền trên thì họ chi trả được hơn một nửa và bắt người lao động kí cam kết không được khiếu nại, tố cáo một cách rất vô lý”, bà Nguyễn Thị Hồng Hương, người được 1.157 người lao động ủy quyền đi đòi lại số tiền trên cho biết.Quá bức xúc, hơn 1.000 người lao động vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại, yêu cầu Tập đoàn Dệt May phải chi trả đầy đủ khoản tiền 11,58 tỷ đồng lên TĐDM, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.Sau khi nhận được đơn khiếu nại của người lao động, Bộ Tài chính đã chuyển đơn cho Bộ Công Thương (thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương) để xử lý.Trả lời PV, Bà Nguyễn Thị Dân, Phó Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB&XH cho biết đã nhận được đơn khiếu nại của công nhân công ty Vinatextmart, Bộ đang thụ lý để hướng dẫn cho người lao động. Tuy nhiên, theo bà Dân, chuyên môn hướng dẫn giải quyết vụ việc thuộc Bộ Tài chính, vì liên quan đến việc xử lý tài chính trước cổ phần hóa.Sẽ bị xử lý…Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM cho biết, theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động, được chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa.Việc thực hiện được tiến hành theo Khoản 7 Điều 9 Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.Việc yêu cầu thương lượng chỉ chi trả một phần quỹ và người lao động phải cam kết không khiếu nại, tố cáo là một yêu cầu vô lý không đúng theo quy định của pháp luật.Những tổ chức, cá nhân đã chi sai, chi quá nguồn Quỹ thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý vi phạm (xử lý kỷ luật, xử lý hình sự...).Liên quan đến vấn đề trên, PV nhiều lần liên lạc với lãnh đạo Tập đoàn Dệt May để trao đổi thông tin nhưng đều không nhận được trả lời.

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…