Hơn 21 triệu cổ phiếu Dược Danapha chuẩn bị “chào sàn” UPCoM với mã DAN

Trong thời gian tới, hơn 21 triệu cp DAN của CTCP Dược Danapha sẽ “chào sàn” UPCoM trong thời gian tới, sau khi có được sự đồng ý của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Hơn 21 triệu cổ phiếu Dược Danapha chuẩn bị “chào sàn” UPCoM với mã DAN

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Dược Donapha được đăng ký giao dịch 21 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán là DAN

HNX cũng yêu cầu CTCP Dược Danapha có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hiện hành và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động giao dịch chứng khoán.

CTCP Dược Danapha có tiền thân là Xưởng Dược Trung Trung Bộ (mật danh K25), được ra đời vào ngày 01/04/1965 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với mục đích phát triển và sản xuất thuốc phục vụ cán bộ, đồng bào vùng giải phóng.

Ngành nghề kinh doanh của công ty này là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu và mua bán thuốc, hóa chất, tạp phẩm. Ngoài ra, công ty này còn tham gia kinh doanh bất động sản, bán hàng hóa và đào tạo cao đẳng.

Dược Danapha trở thành công ty đại chúng từ ngày 31/07/2007 với vốn điều lệ 33.5 tỷ đồng. Sau 8 lần tăng vốn, vốn điều lệ của Dược Danapha hiện đã tăng lên hơn 211.4 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ đông của Dược Danapha gồm 3 cổ đông lớn, nắm 88.49% tổng số cổ phiếu lưu hành của Công ty, cụ thể là Tổng Công ty Dược Việt Nam (UPCoM: DVN) (26.2%), ông Nguyễn Quốc Thắng - Chủ tịch HĐQT (48.56%) và ông Lê Thăng Bình - Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT (17.73%).

Về tình hình kinh doanh của Dược Donapha khá phát triển khi ghi nhận tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua. Cụ thể, quý 3 năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 112 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi khấu trừ chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 20 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lãi ròng 7 tỷ đồng cùng kỳ.

Tính chung 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt gần 327 tỷ đồng, tăng 14.5% so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở nhóm hàng tâm thần kinh, hàng đông dược và nhóm hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, doanh thu tài chính tăng mạnh cùng với chi phí tiết giảm đáng kể cũng giúp góp phần giúp lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đạt 43 tỷ đồng, tăng 140% so với mức thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2020.

Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản ghi nhận 863 tỷ đồng, tăng 21% so với số đầu năm. Trong đó, khoản tài sản ngắn hạn tăng 36% lên 625 tỷ đồng nhờ có khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng mạnh.

Nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi so với hồi đầu năm lên mức 250 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khoản vay nợ tài chính ngắn hạn và doanh nghiệp không ghi nhận nợ dài hạn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...