Hơn 21.500 doanh nghiệp tại TP.HCM nợ tiền bảo hiểm trên 3 tháng

Số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho thấy, có 21.515 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm trên 3 tháng, với tổng số tiền lên đến gần 31.000 tỷ đồng…

Mới đây, Bảo hiểm xã hội TP.HCM công khai danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm trên 3 tháng (số liệu nợ tính đến hết ngày 30/6/2023, cập nhật UNC đến hết ngày 4/7/2023), với tổng tiền nợ lên đến 30.098 tỷ đồng, sẽ ảnh hưởng quyền lợi của 276.157 lao động.

Cũng theo cơ quan trên, tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là tình trạng phức tạp, đã diễn ra nhiều năm. Ngoài ra, quy định của pháp luật về bảo hiểm tuân theo nguyên tắc đóng – hưởng, chính vì thế khi doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng thì tất cả các quyền lợi của người lao động liên quan sẽ bị ảnh hưởng.

doanh nghiệp
21.515 doanh nghiệp đang nợ bảo hiểm từ 3 tháng trở lên, làm ảnh hưởng quyền lợi của 276.157 lao động

Theo danh sách cho thấy, có 2 đơn vị quản lý có số lượng doanh nghiệp chậm đóng trên 2.000 doanh nghiệp là: Bảo hiểm xã hội thành phố Thủ Đức với 3.154 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 480 tỷ đồng của 38.856 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 1 hiện có 2.101 doanh nghiệp, chậm nộp với số tiền lên đến 421,6 tỷ đồng, đây là số tiền nợ bảo hiểm của 25.011 lao động.

Có 3 đơn vị quản lý có số lượng doanh nghiệp chậm đóng trên 1.500 – 2.000 doanh nghiệp: Bảo hiểm xã hội quận Bình Tân có 1.789 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 179,7 tỷ đồng của 24.519 lao động; Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp đang có 1.654 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 127,4 tỷ đồng của 20.033 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 12 có 1.595 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 147,5 tỷ đồng của 19.503 lao động.

Có 4 đơn vị quản lý có số lượng doanh nghiệp chậm đóng trên 1.000 – 1.500 doanh nghiệp: Bảo hiểm xã hội quận Tân Phú có 1.283 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 114,8 tỷ đồng của 13.742 lao động; Bảo hiểm xã hội quận Tân Bình đang có 1.241 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 176,2 tỷ đồng của 13.711 lao động; Bảo hiểm xã hội quận Bình Thạnh có 1.190 doanh nghiệp với tổng số tiền chậm nộp là 132,7 tỷ đồng của 12.361 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 7 có 1.023 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 173,6 tỷ đồng của 11.647 lao động.

Có 6 đơn vị quản lý có lượng doanh nghiệp chậm đóng trên 500 – 1.000 doanh nghiệp: Bảo hiểm xã hội quận 3 có 850 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 328,1 tỷ đồng của 10.966 lao động; Bảo hiểm xã hội huyện Hóc Môn có 843 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 79,2 tỷ đồng của 11.283 lao động; Bảo hiểm xã hội huyện Bình Chánh có 815 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 61,4 tỷ đồng của 11.536 lao động; Bảo hiểm xã hội quận Phú Nhuận có 680 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 151,6 tỷ đồng của 8.167 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 10 đang có 661 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 107,7 tỷ đồng của 9.353 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 8 có 588 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 65,6 tỷ đồng của 8.702 lao động.

Có 7 đơn vị quản lý có số doanh nghiệp chậm đóng từ 100 – 500 doanh nghiệp: Bảo hiểm xã hội huyện Nhà bè có 473 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 103,5 tỷ đồng của 6.094 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 11 có 450 doanh nghiệp với số tiền chậm nộp là 34,9 tỷ đồng của 6.203 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 6 đang có 311 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 20,6 tỷ đồng của 4.180 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 5 có 276 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 42,2 tỷ đồng của 3.154 lao động; Bảo hiểm xã hội huyện Củ Chi có 217 doanh nghiệp, chậm nộp số tiền 35,7 tỷ đồng của 3.122 lao động; Bảo hiểm xã hội quận 4 hiện có 202 doanh nghiệp chậm nộp số tiền 20,7 tỷ đồng của 2.103 lao động; Bảo hiểm xã hội TP.HCM có 125 doanh nghiệp chậm đóng với tổng số tiền 77,6 tỷ đồng đây là số tiền chậm nộp của 1.794 lao động.

Quy định của pháp luật về chậm đóng bảo hiểm cho thấy: Khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu, hành vi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp thuộc các hành vi bị nghiêm cấm.

Đồng thời, khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả…

Lưu ý: Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 2 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Xem thêm

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Trung tướng Tô Ân Xô, đại diện Bộ Công an cho biết việc bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội đã xảy ra từ rất lâu và xảy ra ở nhiều địa phương. Lực lượng công an và các đơn vị chức năng khác cũng đã tiến hành nhưng chưa ngăn chặn được triệt để...

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...