Hơn 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành

Theo báo cáo mới đây của CTCK MBS cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2019, có trên 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó nhóm ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bất độn
Hơn 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành

Cụ thể, nhóm ngành ngân hàng đã phát hành 17,6 nghìn tỷ đồng, trong đó VPBank phát hành 5.600 tỷ, chiếm đến 32%, trái phiếu VPBank có kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định từ 6,4% - 6,9%. 

Nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành với 16,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 27%. Đây là nhóm ngành có mức lãi suất coupon cao nhất, phổ biến trên 10%/năm, cao nhất là trái phiếu của Phát Đạt với mức lãi suất coupon lên đến 14,5%/năm. Trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp BĐS, xây dựng thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất, có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm (CII), phổ biến là kỳ hạn 2 năm. 

Các doanh nghiệp chứng khoán cũng huy động 15.800 tỷ thông qua hình thức phát hành trái phiếu 05 tháng đầu năm, với lãi suất coupon từ 8% - 11,3%, kỳ hạn phổ biến từ 1 – 3 năm. Vndirect dẫn đầu với 1.460 tỷ đồng trái phiếu phát hành, kỳ hạn từ 1-3 năm, lãi suất 9,5% - 11,3%/năm, trong đó 660 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi. 

Theo MBS, hiện tại trái phiếu  chủ yếu phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường OTC dưới dạng ghi sổ, số lượng trái phiếu doanh nghiệp  phát hành bởi các DNNN và doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn HoSE vẫn khá hạn chế, chỉ có một vài doanh nghiệp lớn như HCM, ANC, BID, CII, KBC, NVL, VIC và MSN…

"Theo ngân hàng phát triển châu Á (ADB), trong 4 năm trở lại đây, quy mô thị trường TPDN của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ 261%, dư nợ toàn thị trường đến hết quý I/2019 là 4,34 tỷ USD, tương đương với 1,8% GDP, tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với trung bình các nước ASEAN (15,7%), Trung Quốc (29,5%), Hàn Quốc (74,3%), Malaysia (46,3%), Thái Lan (21,2%). 

Nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ về quy mô thị trường trái phiếu sẽ đạt 45% GDP năm 2020 và 65% GDP năm 2030, trong đó, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 7% GDP năm 2020 và 20% vào năm 2030 đã ban hành Nghị định 163 thay thế Nghị định 90 quy định về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ trong nước và quốc tế, hiệu lực từ đầu năm nay có nhiều điểm mới, theo hướng nới lỏng điều kiện cho doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia tài chính, có 2 điểm mới cơ bản của Nghị định 163 so với trước đó là về phát hành riêng lẻ, quy định không giới hạn quyền của tổ chức phát hành, không bắt buộc doanh nghiệp phát hành phải có lãi năm liền trước.

Trước đây,doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có lãi. Quy định này được cho là không phù hợp thông lệ quốc tế trong bối cảnh điều kiện vay, tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp ngày càng khó, nhất là doanh nghiệp đang niêm yết trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, chứng khoán… cần nhiều vốn lưu động.

Bên cạnh đó, HNX đang triển khai xây dựng chuyên trang về trái phiếu doanh nghiệp để cung cấp các thông tin chi tiết về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, giá phát hành, lãi suất coupon, lượng phát hành… tạo điều kiện cho thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp phát triển. 

Tuy nhiên, luật hiện hành chưa yêu cầu trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại Việt Nam phải được xếp hạng tín nhiệm do trong nước chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm nào. Tuy nhiên, lộ trình phát triển thị trường trái phiếu năm 2017 đưa ra mục tiêu tất cả chứng khoán nợ phát hành trong nước sẽ được xếp hạng bởi 02 tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Nhóm phân tích của MBS cho rằng, Chính phủ cần nhanh chóng phát triển các quy định về tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu doanh nghiệp để tạo khung pháp lý cho thị trường thứ cấp được phát triển, bảo vệ nhà đầu tư. Đồng thời, TPDN phát hành riêng lẻ cần được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán và đăng ký tại VSD để có thể cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu cho nhà đầu tư.

>> Huy động hơn 11.900 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong tháng 5

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...