Honda hợp tác với GS Yuasa Corporation xây nhà máy chế tạo pin điện 3 tỷ USD tại Nhật Bản

Mục tiêu của Honda là đảm bảo nguồn cung ứng pin tích điện để có thể mở rộng quy mô sản xuất xe ô tô điện trong tương lai…

Hãng xe Honda của Nhật Bản và công ty chuyên sản xuất pin GS Yuasa Corporation đầu tư khoảng 400 tỷ yên (khoảng 3 tỷ USD) để xây dựng nhà máy chế tạo pin điện tại Nhật Bản. Mục tiêu của hãng xe Nhật nhằm đảm bảo nguồn cung ứng pin tích điện để có thể mở rộng quy mô sản xuất xe ô tô điện (EV) trong tương lai.

Theo Nikkei, công ty liên doanh pin này sẽ bắt đầu bằng việc xây dựng một nhà máy mới tại Nhật Bản và có công suất ít nhất 20 GWh.

Trước đó vào tháng 1/2023, Honda và GS Yuasa Corporation đã tuyên bố sẽ liên kết và thành lập công ty liên doanh để tập trung nghiên cứu phát triển pin tích điện có hiệu suất cao, các phương pháp sản xuất pin có tính cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu, cũng như thiết lập chuỗi cung ứng cho các nguyên liệu thô để sản xuất có tính hiệu quả.

Khoản đầu tư trị giá 3 tỷ USD sẽ được sử dụng để nghiên cứu và sản xuất pin lithium-ion sử dụng cho xe điện và nhà ở.

Honda hợp tác với GS Yuasa Corporation xây nhà máy chế tạo pin điện 3 tỷ USD tại Nhật Bản
Bộ ba mẫu xe điện đầu tiên dòng e:N được hãng "nhá hàng" tại Triển lãm ô tô Thượng Hải (Trung Quốc), dự kiến sẽ trình làng tại thị trường Trung Quốc vào năm 2024.

Xu hướng chuyển đổi sang sử dụng xe điện đang phát triển mạnh trên phạm vi toàn thế giới, kéo theo vai trò của pin tích điện ngày càng quan trọng hơn.

Xét từ quan điểm an ninh kinh tế, Chính phủ Nhật Bản cũng đã quy định pin tích điện là “vật tư trọng yếu đặc biệt” và đang triển khai các chính sách để thúc đẩy sản xuất nội địa.

Hiện tại, Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) cũng đang xem xét khoản kinh phí hỗ trợ sản xuất pin tích điện vào khoảng 150 tỷ yên cho liên doanh Honda và GS Yuasa Corporation.

Ngoài Honda, năm 2022, Toyota cũng đã công bố kế hoạch đầu tư trị giá 730 tỷ yên để xây dựng nhà máy sản xuất pin điện tại Nhật Bản và Mỹ.

Trước đó vào đầu tháng 4, Tập đoàn sản xuất thép Posco của Hàn Quốc cùng tập đoàn Honda quyết định sẽ thảo luận và xem xét phương án hợp tác mới ở lĩnh vực vật liệu điện cực âm, cực dương cho pin thứ cấp, vật liệu pin thể rắn và tái chế pin. Hiện tại, Honda đang sử dụng tấm thép của Posco để sản xuất vỏ xe ôtô.

Vào cuối tháng Hai năm nay, Honda và nhà sản xuất pin LG Energy Solution của Hàn Quốc đã bắt tay xây dựng nhà máy liên doanh pin có công suất 40 GWh tại bang Ohio, Mỹ. Nhà máy này dự kiến được hoàn công vào cuối năm sau, bắt đầu sản xuất đại trà từ cuối năm 2025.

Honda cho biết đến năm 2040, tất cả các mẫu xe của hãng trên toàn thế giới chuyển sang sản xuất hoàn toàn ô tô điện hoặc ôtô pin nhiên liệu (FCV). Hãng xe Nhật đặt mục tiêu sản xuất hơn 2 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2030.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...