HOSE đồng ý cho ACB niêm yết bổ sung thêm hơn 675 triệu cổ phiếu

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) đã đồng ý cho ACB được thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.
HOSE đồng ý cho ACB niêm yết bổ sung thêm hơn 675 triệu cổ phiếu

Cụ thể, ACB sẽ niêm yết bổ sung 675,4 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 3,37 tỷ cổ phiếu. Vốn điều lệ của ACB nâng lên từ hơn 27.019 tỷ đồng lên 33.774 tỷ đồng. Ngày thay đổi niêm yết có hiệu lực từ hôm nay.

Trước đó, ACB đã phát hành cổ phiếu trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Nhà đầu tư giữ 100 cổ phiếu ACB sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu.

Về phương án xử lý cổ phiếu lẻ, ngân hàng cho biết cổ phiếu phát hành phân phối cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền sẽ làm tròn xuống hàng đơn vị. Phần lẻ thập phân phát sinh (nếu có) sẽ được phân phối cho công đoàn ACB, làm nguồn cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên ACB.

Xét về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 4.114 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 5%, tiền gửi khách hàng cũng tăng trưởng ở mức khiêm tốn 1,6%. Số dư nợ xấu ngân hàng tăng 11,4% với 3.119 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,77% (cuối năm trước) lên 0,82%.

Tại ngày 31/3, tổng tài sản của ACB tương đương đầu năm, ở mức 528.636 tỷ đồng. Cho vay khách hàng 5%, ghi nhận 379.982 tỷ đồng. Ngân hàng có 3.119 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 11,4% so với cuối năm 2021. 

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nâng từ 0,77% vào cuối năm trước lên 0,82%. Tiền gửi khách hàng tăng 1,6% lên 386.050 tỷ đồng. Tiền gửi không kỳ hạn 94.680 tỷ đồng, tăng 8%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 13.732 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ACB giao dịch mức 24.450/cổ phiếu, giảm hơn 15% so với đỉnh hồi tháng 2.

Xem thêm

Định giá chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất

Định giá chứng khoán châu Á giảm xuống mức thấp nhất

Định giá của cổ phiếu châu Á giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 6 và xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020. Bên cạnh đó là sự suy thoái toàn cầu cùng các đợt tăng lãi suất nhanh chóng của các ngân hàng trung ương lớn

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...