HOSE nhận hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu GEE của Điện lực Gelex

Ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết là ngày 24/4/2024…

HOSE nhận hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu GEE của Điện lực Gelex
HOSE nhận hồ sơ niêm yết 300 triệu cổ phiếu GEE của Điện lực Gelex

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty Cổ phần Điện lực Gelex (mã chứng khoán: GEE).

Theo đó, Điện lực Gelex đã đăng ký niêm yết 300 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE, tương ứng vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết là ngày 24/4/2024.

Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, công ty đã thông qua việc tiếp tục thực hiện đăng ký niêm yết cổ phiếu trên HOSE.

Chia sẻ về vấn đề này, Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cho rằng: “Điện lực Gelex hiện có nhiều thương hiệu tốt, sau quá trình tái cấu trúc, doanh nghiệp đã có sự hoạt động ổn định, hiệu quả. Việc chuyển sàn không chỉ khẳng định tính công khai minh bạch về thông tin, mà còn là cơ hội để giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện đến các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là cơ hội để đưa cổ phiếu GEE về đúng giá trị, khẳng định uy tín doanh nghiệp và tạo ra giá trị lớn nhất cho cổ đông”.

Được biết, Công ty Cổ phần Điện lực Gelex được thành lập vào ngày 29/8/2016 với mục đích sản xuất kinh doanh các thiết bị đo điện, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX) sở hữu 100% vốn.

Đến năm 2018, Tập đoàn Gelex thực hiện tái cấu trúc toàn bộ công ty, trong đó bao gồm việc đổi tên Công ty TNHH MTV Thiết bị đo điện thành Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex, với vai trò là công ty nắm giữ và quản lý phần vốn góp của Gelex tại các công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện.

Năm 2020, Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex chuyển đổi thành công ty cổ phần, đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện Gelex. Hiện nay, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Gelex đang là công ty mẹ sở hữu trực tiếp 5 công ty con sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện bao gồm: Công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), Công ty Cổ phần Thiết bị điện (THIBIDI), Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM), Công ty Cổ phần Thiết bị đo điện EMIC (EMIC), Công ty Dây đồng Việt Nam CFT (CFT).

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong quý 1/2024, Điện lực Gelex ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.720 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán cũng tăng lên mức 3.337 tỷ đồng. Khấu trừ đi giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp của công ty đạt 382,3 tỷ đồng, giảm 22,3% so với quý 1/2023.

Xét về cơ cấu, doanh thu bán thành phẩm chiếm phần lớn với 3.512 tỷ đồng, doanh thu bán điện đạt 100,4 tỷ đồng, doanh thu bán hàng hoá đạt 73,3 tỷ đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ đạt 47,4 tỷ đồng, còn lại là doanh thu khác chiếm 14,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chi phí trong kỳ đều được tiết giảm. Trong đó, chi phí bán hàng đạt 841,9 tỷ đồng, giảm 3,9% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính cũng giảm 48,2% xuống còn 134,1 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 83,6 tỷ đồng, thấp hơn 2,1% so với cùng kỳ.

Kết quả, trong quý đầu tiên của năm 2024, Điện lực Gelex báo lãi trước thuế đạt 147,7 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 116,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 12,5% và 27,7% so với quý 1/2023.

Tính đến ngày 31/3/2024, quy mô tài sản của Điện lực Gelex đạt hơn 13.401 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 6.442 tỷ đồng, còn lại 6.958 tỷ đồng là tài sản dài hạn.

Tổng số nợ phải trả là 7.492 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 6.255 tỷ đồng, nợ dài hạn chiếm 1.236 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến hết quý 1/2024 đạt khoảng 5.909 tỷ đồng, giảm 0,7% so với thời điểm đầu năm.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vừa qua, nhận định về tình hình năm 2024, ban lãnh đạo Điện lực Gelex cho rằng sẽ có nhiều điểm sáng nhưng cũng tồn tại không ít thách thức. Đặc biệt, bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực tiếp tục có nhiều biến động, nên tư duy sáng tạo và tinh thần chấp nhận thay đổi sẽ quyết định đến sự thành công bền vững của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, năm nay công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 18.381 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.158 tỷ đồng, tăng lần lượt là 10,7% và 19,7% so với thực hiện năm 2023.

Chia sẻ tại đại hội, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Gelex Electric cho biết: “Năm nay, Điện lực Gelex tiếp tục tập trung tái cấu trúc các doanh nghiệp trong mảng phát điện. Cùng với đó, công ty cũng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm có giá trị cao hơn, các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Việc tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm xây dựng nền móng vững chắc để doanh nghiệp phát triển hơn”.

anh-chup-man-hinh-2024-04-28-luc-185750-4874.png
Thị giá cổ phiếu GEE trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 26/3, cổ phiếu GEE đóng cửa ở mức 29.000 đồng/ cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 8.700 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Đảo Ó - Đồng Trường là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nằm giữa lòng hồ Trị An

Cường Thuận IDICO bị phạt gần 1,6 tỷ đồng, buộc dừng hoạt động Trung tâm Du lịch Đảo Ó – Đồng Trường

Trung tâm Du lịch Đảo Ó - Đồng Trường được Cường Thuận IDICO ký hợp đồng nhận chuyển nhượng tài sản trên đất từ Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai năm 2017. Đến năm 2019, dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng Cường Thuận IDICO vẫn tiếp tục đầu tư, khai thác…

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

HOSE lưu ý nhà đầu tư những quy định khi hệ thống KRX “go-live”

Nhằm giúp cho nhà đầu tư nắm được các quy định về giao dịch chứng khoán dự kiến thay đổi khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã công bố dự kiến những thay đổi về quy định giao dịch so với hiện tại...

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại rút vốn, dòng tiền nội địa có đủ sức cân bằng thị trường?

Khối ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, gây áp lực lên nhiều cổ phiếu lớn, dù dòng tiền nội địa vẫn giúp VN-Index duy trì sự ổn định. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội tích lũy cổ phiếu tiềm năng nhưng nhà đầu tư cần thận trọng trước biến động thị trường...

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Những "bom tấn" niêm yết 2025: Cái tên nào sáng giá nhất

Năm 2025 hứa hẹn là năm bùng nổ thu hút thêm dòng vốn lớn từ trong và ngoài nước của thị trường chứng khoán Việt Nam khi có hàng loạt doanh nghiệp lớn như Vinpearl, Masan Consumer, PV Oil,... chuẩn bị niêm yết, hoặc lên sàn HOSE, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn...

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ doanh nhân F2 chọn cách tiếp nối di sản

Thế hệ F2 giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam đang dần bước ra ánh sáng, không chỉ thừa kế khối tài sản khổng lồ mà còn khẳng định bản lĩnh trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp và đang không ngừng nỗ lực viết tiếp câu chuyện của các đế chế kinh doanh gia đình...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng, VN-Index vẫn giữ vững xu hướng tăng

Phiên giao dịch ngày 11/3 chứng kiến những diễn biến đầy kịch tính trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index bật tăng mạnh mẽ vào cuối phiên, khép lại với mức tăng 2,26 điểm (+0,17%) lên 1.332 điểm, bất chấp áp lực điều chỉnh từ thị trường tài chính quốc tế...