Huawei chia sẻ cách quản trị có tính hệ thống về vấn đề an ninh mạng

Tại Hội thảo Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2019 (Vietnam Information Security Day 2018) diễn ra tại Hà Nội mới đây, Huawei đã chia sẻ quan điểm của mình về cách quản trị một cách hệ thống về vấn đề an ninh mạng (cyber security).
Ông Jeff Nan, chuyên gia cao cấp về an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư của Huawei
Ông Jeff Nan, chuyên gia cao cấp về an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư của Huawei

Trong đó nhấn mạnh yêu cầu về các tiêu chuẩn an ninh mạng thống nhất trên toàn cầu, và yêu cầu về việc xác minh, đánh giá các vấn đề an ninh mạng một cách độc lập.

Bài trình bày của đại diện Huawei cho biết, kinh tế số đang là một xu hướng lớn nhất và mang lại nhiều cơ hội nhất cho các quốc gia trong thập kỷ tới. Theo báo cáo của Oxford Economics và Huawei, tốc độ tăng trưởng của kinh tế số cao gấp 2,5 lần so với GDP toàn cầu, lợi tức đầu tư dài hạn của công nghệ kỹ thuật số cao gấp 6,7 lần so với công nghệ phi kỹ thuật số (non-digital technology). Đến năm 2025, nền kinh tế số sẽ đóng góp 23 ngàn tỉ USD cho GDP toàn cầu, chiếm tỷ lệ 24,3%.

“Công nghệ kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng, đồng thời nó cũng mang theo một loạt các thách thức bảo mật mới. Khi chúng ta cùng làm việc để giải quyết chúng, chúng tôi muốn khuyến khích tất cả các bên liên quan đánh giá các rủi ro tiềm ẩn theo cách hợp lý, khách quan hơn và dựa trên bằng chứng. Chúng tôi tin rằng thách thức của an ninh mạng sẽ được giải quyết tốt nhất khi đó là một mục tiêu chung toàn cầu, và với cách tiếp cận toàn xã hội, toàn ngành, có hệ thống”, ông Jeff Nan, chuyên gia cao cấp về an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư của Huawei chia sẻ.  

Bài thuyết trình của diễn giả Huawei chỉ ra rằng xuất xứ của nhà cung cấp không có trong số những nguyên nhân chính gây ra rủi ro bảo mật. Cơ quan An ninh mạng và Thông tin của Liên minh châu Âu (ENISA) đã phân tích tất cả 169 sự cố an ninh mạng mà các nhà mạng viễn thông châu Âu gặp phải trong năm 2017 và đưa ra kết quả: 62,1% sự cố là do lỗi hệ thống; 18,3% sự cố là do lỗi của con người; 17,2% là do hiện tượng tự nhiên; và 2,4% là do các hành động cố ý phá hoại. Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của Vương quốc Anh gần đây đã kết luận: "Trong 1.200 sự cố an ninh mạng lớn mà NCSC đã quản lý kể từ khi thành lập, quốc gia xuất xứ của các nhà cung cấp không có trong số những nguyên nhân chính gây lo ngại về cách thức các cuộc tấn công này được thực hiện. Vấn đề nằm ở các yếu tố kỹ thuật kiến trúc nên các hệ thống mạng và cách chúng được vận hành".

Ông Jeff Nan cũng đã giới thiệu về cách thức an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư được tích hợp trong các quy trình của Huawei, với hệ thống xác minh bảo mật độc lập nhiều lớp “nghìn tay, nghìn mắt”, mà ở đó mọi bộ phận, mọi nhân viên của Huawei đều nằm trong hệ thống đảm bảo an ninh mạng từ đầu đến cuối (end-to-end)…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…