Từ sau Tết, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai thác con đường đi bộ trên Thượng Thành - vòng ngoài cùng của Kinh thành Huế - đoạn từ eo bầu Nam Xương ở cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) sang eo bầu Nam Thắng ở cửa Quảng Đức (cửa Sập). Với tuyến đường đi bộ trên Thượng Thành, du khách có thể ngắm Kỳ Đài, Phu Văn Lâu và một phần Kinh thành Huế từ một góc mới.
Từ sau Tết, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khai thác con đường đi bộ trên Thượng Thành - vòng ngoài cùng của Kinh thành Huế - đoạn từ eo bầu Nam Xương ở cửa Thể Nhơn (cửa Ngăn) sang eo bầu Nam Thắng ở cửa Quảng Đức (cửa Sập). Với tuyến đường đi bộ trên Thượng Thành, du khách có thể ngắm Kỳ Đài, Phu Văn Lâu và một phần Kinh thành Huế từ một góc mới.
Việc nối thông tường thành không chỉ giúp người dân, du khách có thêm trải nghiệm mới mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản gần gũi hơn.
Tuyến đường đi bộ trên Thượng Thành dài khoảng 800 m, du khách sẽ khởi hành từ những bậc thang ở cửa Ngăn.
Việc nối thông tường thành không chỉ giúp người dân, du khách có thêm trải nghiệm mới mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản gần gũi hơn.
Tuyến đường đi bộ trên Thượng Thành dài khoảng 800 m, du khách sẽ khởi hành từ những bậc thang ở cửa Ngăn.
Lối đi bộ lên Thượng Thành được chỉnh trang, lót đá tạo lối đi. Rêu phong trên tường gạch vồ (gạch đất nung) cùng các vọng gác là điểm thu hút du khách trên đoạn đường.
Lối đi bộ lên Thượng Thành được chỉnh trang, lót đá tạo lối đi. Rêu phong trên tường gạch vồ (gạch đất nung) cùng các vọng gác là điểm thu hút du khách trên đoạn đường.
Khu vực du khách trước đây không được leo lên nên khi con đường này được thông đã thu hút sự tò mò của nhiều người, gồm cả người dân sinh sống tại TP Huế.
"Lần đầu tiên tôi biết có một góc đi bộ thế này, có thể ngắm một phần khu thành cổ Huế từ trên cao. Một trải nghiệm mới khá thú vị", Minh Hà, một du khách từ Hà Nội, cho hay.
Khu vực du khách trước đây không được leo lên nên khi con đường này được thông đã thu hút sự tò mò của nhiều người, gồm cả người dân sinh sống tại TP Huế.
"Lần đầu tiên tôi biết có một góc đi bộ thế này, có thể ngắm một phần khu thành cổ Huế từ trên cao. Một trải nghiệm mới khá thú vị", Minh Hà, một du khách từ Hà Nội, cho hay.
Đứng trên vọng gác, du khách có thể thấy lối vào Kinh thành Huế và hào nước bao quanh
Du khách đi bộ trên Thượng Thành không được leo lên tường chụp ảnh vì rất dễ ngã do rêu trơn, ngoài ra có thể còn làm hư hỏng di tích.
Đứng trên vọng gác, du khách có thể thấy lối vào Kinh thành Huế và hào nước bao quanh
Du khách đi bộ trên Thượng Thành không được leo lên tường chụp ảnh vì rất dễ ngã do rêu trơn, ngoài ra có thể còn làm hư hỏng di tích.
Di tích Phu Văn Lâu, nghinh Lương Đình ở một góc quan sát mới từ con đường đi bộ trên Thượng Thành.
Di tích Phu Văn Lâu, nghinh Lương Đình ở một góc quan sát mới từ con đường đi bộ trên Thượng Thành.
Sắp tới Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ trưng bày hình ảnh các nghi lễ cung đình, hình ảnh vua, quan triều Nguyễn, phục dựng cảnh lính gác tuần tra giúp quang cảnh tại Thượng Thành sinh động hơn.
Hộ Thành Hào, lối vào qua cầu Cửa Ngăn.
Sắp tới Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ trưng bày hình ảnh các nghi lễ cung đình, hình ảnh vua, quan triều Nguyễn, phục dựng cảnh lính gác tuần tra giúp quang cảnh tại Thượng Thành sinh động hơn.
Tuyến đường đi bộ trên Thượng Thành đưa vào hoạt động nhằm tạo điều kiện cho người dân, du khách hiểu hơn về Kinh thành Huế. Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, vào năm 2025 sau khi khu vực Thượng Thành được dọn dẹp chỉnh trang hoàn chỉnh, đơn vị sẽ tạo tuyến đường đi bộ trên toàn tuyến dài hơn 10 km.
Tuyến đường đi bộ trên Thượng Thành đưa vào hoạt động nhằm tạo điều kiện cho người dân, du khách hiểu hơn về Kinh thành Huế. Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, vào năm 2025 sau khi khu vực Thượng Thành được dọn dẹp chỉnh trang hoàn chỉnh, đơn vị sẽ tạo tuyến đường đi bộ trên toàn tuyến dài hơn 10 km.
Võ Thạnh