Hùng Vương nói gì về khoản lỗ ròng sau kiểm toán?

Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán; giảm lợi nhuận từ công ty liên kết và tăng trích lập phải thu khó đòi là ba nguyên nhân chính khiến Hùng Vương chuyển từ lãi thành lỗ sau kiểm toán.
Hùng Vương nói gì về khoản lỗ ròng sau kiểm toán?

CTCP Hùng Vương (mã HVG-HOSE) mới đây đã có công văn giải trình kết quả kinh doanh năm 2016 sau kiểm toán.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2016, Hùng Vương đã lập BCTC NĐTC 2016 với khoản lãi 309 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất, Hùng Vương bất ngờ lỗ ròng cổ đông công ty mẹ 49,3 tỷ đồng.

Giải trình về kết quả này, Hùng Vương cho biết có ba thay đổi trọng yếu khiến lợi nhuận giảm gồm: điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán; giảm lợi nhuận từ công ty liên kết và tăng trích lập phải thu khó đòi.

Cụ thể, sau khi kiểm toán, lợi nhuận gộp giảm 221,992 tỷ đồng, trong đó giảm do điều chỉnh loại trừ doanh thu – giá vốn trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ là 221,79 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến lợi nhuận gộp trên báo cáo riêng của công ty mẹ giảm là do HVG giảm doanh thu bán hàng hóa 228 tỷ đồng doanh thu bán bã đậu nành. Khoản thu này bị loại ra do ghi nhận sai niên độ và sẽ hạch toán trong quý I/2017.

Hùng Vương cũng cho biết đã có 180,7 tỷ đồng doanh thu bán hàng hóa khác giảm thêm. Đây là thu từ sang nhượng quyền sử dụng ao nhưng do hồ sơ thủ tục pháp lý chưa đầy đủ nên quý vừa rồi doanh nghiệp thủy sản này chưa được ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực kế toán. Giá vốn giảm 187,5 tỷ đồng tương ứng với khoản doanh thu bị loại trừ nêu trên.

Trên báo cáo riêng, doanh thu của HVG giảm 410 tỷ đồng, từ 9.131 tỷ đồng xuống còn 8.721 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên BCTC hợp nhất, doanh thu của doanh nghiệp này lại giảm gần 2.000 tỷ đồng. HVG không giải trình cho thay đổi trên. Giá vốn cũng giảm tương ứng nên lợi nhuận gộp trên BCTC hợp nhất giảm xấp xỉ 222 tỷ đồng.

Theo Thanh Thuỷ/NDH

>> "Vua cá tra" hụt hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán 

Có thể bạn quan tâm