Hướng đi cho doanh nghiệp phục hồi sức khoẻ còn nhiều gian nan

Đây là nội dung chính được thảo luận tại “Diễn đàn phát triển kinh doanh: Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp” do VCCI tổ chức…
Hướng đi cho doanh nghiệp phục hồi sức khoẻ còn nhiều gian nan

Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Việt Nam chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều nền kinh tế là đối tác thương mại lớn của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm lại.

Cụ thể, hậu quả của dịch Covid-19 kéo dài; xung đột ở Ukraine, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài dẫn đến suy giảm tăng trưởng, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều nước, đối tác lớn; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản quốc tế gia tăng...

Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có độ mở lớn, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên chịu tác động mạnh từ bên ngoài trên nhiều lĩnh vực, nhất là về xuất khẩu, thương mại, đầu tư, tài chính, tỷ giá, lãi suất; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; thu hút FDI bị ảnh hưởng do đầu tư toàn cầu sụt giảm; cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng…

Ngoài ra, nền kinh tế còn phải hứng chịu những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế kéo dài nhiều năm đã bộc lộ rõ hơn trong điều kiện khó khăn như các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, ngày 21/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Song, sau nửa đầu năm 2023 đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, trung bình có 16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng. Trong khi đó, theo thông tin từ Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 6 ghi nhận có 7.098 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, mức cao nhất trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, tăng 215% so với cùng kỳ năm 2022. Đây được coi như một tín hiệu tích cực từ nền kinh tế trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Năm 2023 được coi là năm bản lề và rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, một số chuyển biến tích cực được ghi nhận như yếu tố tỷ giá, lạm phát được kiểm soát ổn định và có xu hướng hạ nhiệt; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân trong 6 tháng năm 2023 tăng 3,29%, giảm so với mức tăng 3,55% của 5 tháng năm 2023 và là mức lũy kế thấp nhất kể từ đầu năm 2023 đã tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất hỗ trợ nền kinh tế.

doanh nghiệp
Ông Hoàng Quang Phòng, Chủ tịch VCCI

Tuy nhiên, bên trong bất kỳ khủng hoảng nào, những giai đoạn khó khăn nhất, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới và không gian phát triển mới dành cho những doanh nghiệp biết tận dụng. Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn cách xoay chuyển hoạt động kinh doanh cho phù hợp, định vị mình để xác định hướng đi một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, trong bối cảnh mới đã tạo ra những thách thức cho nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Bởi sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với sức mạnh kinh tế quốc gia, gắn liền với nguồn thu ngân sách. Do đó vấn đề sức khỏe của nền kinh tế, của doanh nghiệp cần được hết sức quan tâm.

Đồng quan điểm với ông Phòng, TS. Trần Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải phối hợp hết sức nhuần nhuyễn theo quy định của pháp luật và tạo ra sức mạnh tổng lượng để giúp các doanh nghiệp.

"Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt chuẩn bị đầy đủ các điều kiện duy trì và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn cung và lưu thông hàng hoá. Phát huy tối đa năng lực từng bước vượt qua mọi khó khăn, khẳng định vị thế kinh tế Việt nam trên bản đồ thế giới", ông Minh nêu quan điểm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...