Thủ tướng: Ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ cộng sinh, phải rà soát lại các điều kiện cho vay

Thủ tướng hy vọng ngành ngân hàng tiếp tục thể hiện vai trò huyết mạch của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp khác trong bối cảnh khó khăn như hiện nay...
Thủ tướng: Ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ cộng sinh, phải rà soát lại các điều kiện cho vay

Ngày 15/7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Mối quan hệ cộng sinh, nhân quả

Nhìn lại hoạt động của hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: “Bám sát nội dung các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng”.

Đáng chú ý, nhằm hỗ trợ nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Ông Tú công bố cho biết, đến cuối tháng 6/2023, đã có trên 18.800 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; tổng dư nợ (gốc, lãi) được cơ cấu giữ nguyên nhóm là gần 62.500 tỷ đồng.

Số liệu trên cũng phần nào phản ánh vai trò huyết mạch của nền kinh tế. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mạch máu có lưu thông tốt hay không chính là do hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng và vai trò điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.

Đào Minh Tú
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú báo cáo tại hội nghị

Thủ tướng cho rằng, các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo, quản trị ngân hàng đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực rồi thì nỗ lực lớn hơn nữa, hành động rồi thì hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa, phát huy "tâm, tài, trí, tín" để vượt sóng, vượt gió đi lên. Cần phải đặt lợi ích chung, lợi ích của nhân dân lên trên hết.

Mặt khác, ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả", nên phải đặt mình vào địa vị của người khác để lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Nguồn vốn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, cho vay là hoạt động sống còn của ngân hàng, trong khi khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp.

"Đây là mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi, nên cần phải được thực hiện theo cơ chế thị trường trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Doanh nghiệp, người dân là hệ sinh thái không thể thiếu được của ngân hàng. Trong anh có tôi, trong tôi có anh, tuy hai mà một, tuy một mà hai", Thủ tướng nói.

10 nhiệm vụ trọng tâm cho ngành ngân hàng

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh 10 nội dung trọng tâm.

Một là, về công tác chỉ đạo điều hành và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng. Thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

“Lưu ý phải nắm chắc tình hình để lựa chọn ưu tiên phù hợp, sử dụng đồng bộ, linh hoạt 4 công cụ có thể sử dụng gồm dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường liên ngân hàng, thị trường mở”, Thủ tướng nói.

Hai là, về hoạt động tín dụng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng với cơ cấu hợp lý, xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn. Chỉ đạo rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn.

Ba là, tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; can thiệp linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.

Bốn là, tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định 689 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.

Đồng thời, tập trung, khẩn trương xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống. Khẩn trương cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) tiếp tục xử lý nợ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

toàn cảnh hội nghị ngân hàng 6 tháng đầu năm
Toàn cảnh hội nghị so kết hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023

Năm là, tập trung đổi mới toàn diện bộ máy tổ chức, công tác cán bộ, cơ chế, quy chế hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo phải thực sự chủ động, sớm phát hiện và đề xuất xử lý những vấn đề tồn tại, sai phạm qua công tác giám sát.

Sáu là, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, số hóa, công khai, minh bạch quy trình, thủ tục cho vay.

Bảy làtham gia phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong bối cảnh quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn khiêm tốn với mức dư nợ khoảng 15% GDP, thấp hơn các nước Đông Nam Á. Trong khi theo chiến lược tài chính quốc gia thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 47% GDP đến năm 2025.

Thứ tám, ngành ngân hàng tích cực tham gia tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, góp phần phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thứ chín, rất chú trọng công tác truyền thông, nhất là thông điệp, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức…

Thứ mười, tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...