IMF dự báo gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới đây của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã dự báo về nguy cơ gia tăng khủng hoảng lương thực toàn cầu, khi giá lượng thực vẫn đang cao hơn nhiều so với năm 2021.

IMF cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát giá lương thực toàn cầu - đặc biệt là giá ngũ cốc - là cuộc xung đột ở Ukraine. Chưa kể, các nước liên tục ra các quyết định hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng lương thực. Các quốc gia có thu nhập thấp, nơi lương thực chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tiêu dùng đang cảm nhận rõ nhất tác động của tình trạng lạm phát này.

Cụ thể là các quốc gia có chế độ ăn nghiêng về các mặt hàng có mức tăng giá lớn nhất (đặc biệt là lúa mì và ngô), phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu lương thực và có tỷ lệ chuyển dịch lớn từ giá lương thực toàn cầu đến địa phương đang gặp khó khăn nhiều nhất.

Nhất là các quốc gia thu nhập thấp mà người dân vốn bị suy dinh dưỡng cấp tính cũng như tử vong nhiều trước chiến tranh, đặc biệt là ở khu vực cận Sahara châu Phi, đã phải chịu tác động đặc biệt nghiêm trọng.

lương thực
Theo IMF, tình trạng bất ổn gia tăng kể từ khi kết thúc giai đoạn bùng phát mạnh nhất của đại dịch

IMF lý giải, do năng lượng và thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu có ít sản phẩm thay thế nên giá cả tăng cao đã gây khó khăn rất lớn đối với các hộ gia đình. Còn đối với các mặt hàng như đồ điện tử, đồ nội thất, dù có tăng giá thì các gia đình có thể chỉ cần giảm hoặc thậm chí loại bỏ việc chi tiêu.

Đối với thực phẩm, sưởi ấm và vận chuyển thường là thiết yếu để kiếm sống thì lại khó hơn nhiều. Hậu quả là nó không chỉ đe dọa đến kinh tế mà còn cả ổn định xã hội.

Theo IMF, tình trạng bất ổn gia tăng kể từ khi kết thúc giai đoạn bùng phát mạnh nhất của đại dịch và giá lương thực, năng lượng tăng cao chính là những yếu tố đưa tới dự báo khả năng khủng hoảng lương thực có thể xảy ra.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa giá cả và sự ổn định xã hội cho thấy rằng những rào cản đối với thương mại, mùa màng kém do nắng nóng khắc nghiệt và thiếu phân bón có thể giải quyết được phần nào. Cụ thể là nới lỏng các rào cản logistics do căng thẳng Nga - Ukraine, bao gồm cả việc phong tỏa Biển Đen.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm