Dân số châu Á đang ngày càng tăng trưởng, và người tiêu dùng đang hướng tới nhóm thực phẩm hữu cơ, an toàn và lành mạnh hơn. Do đó, chi tiêu cho thực phẩm sẽ tăng gấp đôi - từ 4 nghìn tỷ USD năm 2019 lên tới hơn 8 nghìn tỷ USD vào 2030, dựa trên dữ liệu từ Báo cáo Thử thách Thực phẩm châu Á được công bố vào tuần trước.
Theo các chuyên gia biên soạn báo cáo của PwC, Rabobank và công ty đầu tư Temasek Singapore, nếu những khoản đầu tư cho nông nghiệp không được đẩy mạnh thực hiện, họ tin rằng ngành nông nghiệp, thực phẩm sẽ rất vất vả để có thể theo kịp nhu cầu, dẫn đến nguồn cung suy giảm cho toàn bộ dân số châu Á.
Tại sao châu Á lại đang phải đối mặt với vấn đề lương thực?
Theo một nghiên cứu của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển năm 2018, các quốc gia Nam Á, Mỹ Latin và Đông Phi là nhà xuất khẩu thực phẩm ròng, trong khi phần lớn còn lại của châu Á và châu Phi vẫn chỉ là nhà nhập khẩu thực phẩm ròng. Điều đó có nghĩa là châu Á nói chung đang phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác để đáp ứng một trong những nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất của con người.
“Thực phẩm, đây là một vấn đề nhạy cảm. Đã có rất nhiều cuộc chiến tranh và nổi dậy trong lịch sự có liên quan đến sự đói nghèo và thiếu thốn lương thực. Rất nhiều quốc gia hiện đang phải phụ thuộc vào nơi khác cả về thực phẩm vẫn công nghệ sản xuất, chế biến thực phẩm. Và nếu những vấn đề cấp bách này không được cải thiện, thì việc thiếu lương thực sẽ trở nên gần ngay trước mắt,” Richard Skinner người đứng đầu hoạt động và chiến lược châu Á Thái Bình Dương của PwC chia sẻ với CNBC.
Biến đổi khí hậu và gia tăng dân số cũng sẽ đẩy các vấn đề về nguồn cung lương thực trở nên nghiêm trọng hơn. Thời tiết khắc nghiệt làm giảm năng suất cây trồng cũng như thay đổi cấu trúc đất trồng và nước. Lượng đất trồng trọt tính trên mỗi đầu người tại châu Á sẽ giảm 5% vào năm 2030. Trong khi đó, dân số châu Á có thể tăng lên 250 triệu người trong vòng một thập kỷ tới - tương đương với một quốc gia Indonesia hiện tại.
"Khi bạn tổng hợp những điều đó lại: biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và người tiêu dùng khó tính hơn - tất cả sẽ vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại cho tương lai của nguồn cung lương thực tại châu Á nói riêng và thế giới nói chung.”
800 tỷ USD đầu tư
Sẽ cần một khoản đầu tư 800 tỷ USD trong ngành công nghiệp thực phẩm nông nghiệp châu Á trong 10 năm tới, và công nghệ, sự đổi mới sẽ chính là chìa khoá, ông Richard Skinner cho biết.
Khoảng một nửa khoản đầu tư đó có thể sẽ đến Trung Quốc, bởi nước này đã có sẵn những công ty nông nghiệp sử dụng hệ thống công nhệ tự động hoá thông minh, theo ông Anuj Maheshwari của công ty đầu tư Singapore Temasek. Singapore và thành phố Bangalore của Ấn Độ cùng một số nơi khác cũng được cho là trung tâm nông nghiệp của châu Á trong tương lai.
Nguồn: CNBC