Chiến sự Nga - Ukraine đẩy thế giới đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực

Thế giới có thể đang hướng tới một cuộc khủng hoảng lương thực gây ảnh hưởng đến hàng triệu người, ông Svein Tore Holsether - giám đốc điều hành công ty sản xuất phân bón Yara International (Na Uy) nhận định.
Chiến sự Nga - Ukraine đẩy thế giới đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực

Giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục đã buộc nhà sản xuất phân bón Yara International phải cắt giảm sản lượng amoniac và urê ở châu Âu xuống còn 45% công suất. Với việc cắt giảm hai thành phần nông nghiệp thiết yếu đó, giám đốc điều hành công ty Svein Tore Holsether dự kiến sẽ có một loạt các tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp lương thực toàn cầu.

Ông Holsether nói với CNN Business: “Câu hỏi ở đây không phải là liệu chúng ta có sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực hay không, mà là cuộc khủng hoảng nay sẽ lớn như thế nào.”

Hai tuần sau khi Nga tấn công vào Ukraine, giá các sản phẩm nông nghiệp chủ chốt được sản xuất trong khu vực đã tăng chóng mặt. Trong đó, cao nhất là lúa mì, một mặt hàng chủ lực trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Nguồn cung từ Nga và Ukraine, cùng chiếm gần 30% thương mại lúa mì toàn cầu, hiện đang gặp rủi ro. Giá lúa mì đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này trên thế giới. 

Một vấn đề lớn khác là khả năng tiếp cận phân bón. Điều cần thiết cho người nông dân để đạt được mục tiêu sản xuất của họ đối với cây trồng, và mức giá này chưa từng có nhiều thay đổi, cho đến khi xuất khẩu từ Nga bị ngừng lại. Sản lượng ở châu Âu cũng giảm do giá khí đốt tự nhiên tăng vọt, một thành phần chính trong phân bón có chứa nitơ như urê.

Cùng với đó, giá ngô, đậu nành và dầu thực vật cũng tăng theo.

Bộ trưởng Nông nghiệp các nước G7 hôm 11/3 cho biết họ "vẫn quyết tâm làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực."

Nhưng vì lo sợ tình trạng thiếu hụt, các quốc gia nay đã hướng nội và điều này ảnh hưởng tới hệ thống xuất khẩu lương thực. Chẳng hạn, mới đây, Ai Cập đã cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì, đậu lăng và đậu trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về thiếu hụt dự trữ lương thực ở quốc gia đông dân. Indonesia cũng đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với dầu cọ, một thành phần trong dầu ăn cũng như trong mỹ phẩm và một số mặt hàng đóng gói như socola. 

Các bộ trưởng G7 kêu gọi các nước "giữ cho thị trường nông sản và thực phẩm của họ cởi mở và đề phòng bất kỳ biện pháp hạn chế phi lý nào đối với xuất khẩu”.”Bất kỳ sự gia tăng nào nữa về mức giá lương thực và sự biến động trên thị trường quốc tế có thể đe dọa an ninh lương thực và dinh dưỡng ở quy mô toàn cầu, đặc biệt là những khu vực dễ bị tổn thương nhất”.

Nga, Ukraine và nguồn cung cấp lương thực toàn cầu

Ngay cả trước khi Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine, hệ thống lương thực toàn cầu đã trở nên căng thẳng. Chuỗi cung ứng rối ren và các kiểu thời tiết không thể đoán trước - thường là kết quả của biến đổi khí hậu - đã đẩy giá lương thực lên mức cao nhất trong khoảng một thập kỷ. 

Khả năng chi trả cũng là một vấn đề bởi đại dịch Covid-19 cũng đã khiến hàng triệu người mất việc làm.

Trong tháng này, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc cho biết số người đang ở bên bờ vực đói kém đã tăng lên 44 triệu người từ mức 27 triệu vào năm 2019.

Xung đột giữa Nga và Ukraine, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu, rất có khả năng sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Giá lúa mì toàn cầu đã giảm từ mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây, nhưng vẫn ở mức cao, theo nhà phân tích hàng hóa Carlos Mera của Rabobank. Mùa vụ gieo trồng lúa mì, sắp bắt đầu ở Ukraine, sẽ bị gián đoạn do giao tranh. “Không ai có thể đoán được liệu Ukraine có thể xuất khẩu bất cứ thứ gì trong thời gian còn lại của năm nay hoặc năm sau hay trong tương lai gần hay không”, ông Mera cho hay. Ukraine cũng chiếm một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu dầu hướng dương.

Việc đưa các sản phẩm từ Nga ra thị trường thế giới cũng trở nên khó khăn hơn, bởi vì các doanh nghiệp không muốn mạo hiểm đối mặt với các lệnh trừng phạt hoặc đối phó với hậu cần khi tới gần khu vực chiến sự.

Nga và Ukraine đóng vai trò là nền tảng cho các quốc gia ở Trung Đông, Nam Á và châu Phi cận Sahara phụ thuộc vào nhập khẩu. Và kết quả là sẽ có rất nhiều người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Hệ thống Thông tin Thị trường Nông nghiệp cho biết trong một báo cáo gần đây rằng: “Bất kỳ sự gián đoạn nghiêm trọng nào đối với sản xuất và xuất khẩu từ các nhà cung cấp này chắc chắn sẽ làm tăng giá thêm và làm xói mòn an ninh lương thực cho hàng triệu người”.

Chi phí phân bón tăng cao

Nga, cùng với đồng minh Belarus, là hai quốc gia xuất khẩu lớn các loại phân bón cần thiết để trồng nhiều loại cây trồng. Nhưng hiện tại, mọi người đều e ngại trong giao dịch với họ. 

Deepika Thapliyal, chuyên gia phân bón tại Independent Commodity Intelligence Services, cho biết: “Các công ty đều đang e dè trong việc chấp nhận một sản phẩm của Nga ngay bây giờ.” 

Bên cạnh đó, giá khí đốt tự nhiên đang làm trầm trọng thêm vấn đề. Các nhà sản xuất phân bón bên ngoài Nga và Belarus cần khí đốt để tạo ra các sản phẩm dựa trên nitơ như urê, được sử dụng khi gieo hạt để tăng năng suất và thậm chí thúc đẩy màu xanh đậm của chúng.

Theo Chris Lawson, người đứng đầu mảng phân bón tại CRU Group, một công ty khảo sát thị trường, phân urê đã được giao dịch ở mức gần 1.000 USD / tấn, gấp khoảng 4 lần giá vào đầu năm 2021.

Nhưng theo ông Holsether, Giám đốc điều hành của Yara, cho biết chi phí đã tăng quá cao để duy trì hoạt động ở quy mô lớn. Ông không chắc liệu khi nào hoạt động sản xuất của châu Âu sẽ trở lại hoạt động hết công suất. 

Các quốc gia không sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận, gây ra những hậu quả to lớn đối với hệ thống lương thực toàn cầu.

Johanna Mendelson Forman, giáo sư tại Đại học Mỹ chuyên về chiến tranh và lương thực cho biết: “Bạn không thể trồng những cánh đồng lúa mì, lúa mạch hoặc đậu nành lớn mà không có phân bón. Hiện nay, người nông dân ở Mexico, Colombia và Brazil đang rất lo lắng về tình trạng thiếu hụt phân bón.” 

Hậu quả 

Các bộ trưởng nông nghiệp G7 cho biết các nước sẽ tận dụng viện trợ nhân đạo ở những nơi có thể để giảm thiểu thiệt hại do chiến tranh. Nhưng họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm nguồn cung cấp và giá cả tăng cao.

David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới, cho biết: “Nếu các cánh đồng của Ukraine bị bỏ hoang trong năm nay, các cơ quan viện trợ sẽ buộc phải tìm kiếm các thị trường mới để bù đắp cho sự mất mát một số loại lúa mì tốt nhất thế giới”. Ông Beasley lưu ý rằng lúa mì Ukraine cũng rất cần thiết để cung cấp thức ăn cho người dân ở các quốc gia khác đang đối mặt với xung đột, bao gồm Afghanistan, Sudan và Yemen. “Phần lớn lúa mì được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng của con người và đó là điều không thể thay thế được.”

Tuy nhiên, ngay cả các nước phát triển cũng sẽ cảm thấy ảnh hưởng của khủng hoảng lương thực. Ông Mendelson Forman nhấn mạnh khả năng chi trả của thực phẩm cũng là một vấn đề đối với những người mua sắm có thu nhập thấp hơn ở khắp mọi nơi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…