IPO Tổng công ty Sông Đà: Chỉ bán được 0,36% lượng cổ phần chào bán

Tổng công ty Sông Đà chỉ bán được 790.900 cổ phần, chiếm 0,36% lượng chào bán cho 221 nhà đầu tư cá nhân. Mức giá đấu thành công bình quân là 11.159 đồng/cổ phần, đem về cho Sông Đà hơn 8,8 tỷ đồng.
IPO Tổng công ty Sông Đà: Chỉ bán được 0,36% lượng cổ phần chào bán

Ngày 25/12/2017, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tổng công ty Sông Đà - Công ty mẹ đã tổ chức chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) hơn 219,6 triệu cổ phần, tương đương 48,82% vốn điều lệ sau cổ phần hóa với mức giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phần.

Phiên đấu giá thu hút 229 nhà đầu tư cá nhân tham dự. Khối lượng đăng ký mua hợp lệ đạt 801.500 cổ phần, bằng 0,37% khối lượng cổ phần chào bán. Giá đặt mua cao nhất là 200.000 đồng/cổ phần, giá đặt mua thấp nhất là 11.000 đồng/cổ phần.

Kết quả, phiên đấu giá đã bán được 790.900 cổ phần (0,36% số cổ phần đưa ra đấu giá) cho 221 nhà đầu tư cá nhân với giá đấu thành công bình quân là 11.159 đồng/cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 8,8 tỷ đồng.

Theo quyết định của Thủ tướng, Tổng công ty Sông Đà - Công ty Cổ phần (Sông Đà) có vốn điều lệ sau cổ phần hóa là 4.500 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là 450 triệu đồng cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó: 229,5 triệu cổ phần nhà nước, chiếm 51% vốn điều lệ đến hết năm 2019, năm 2020 bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 822.000 cổ phần, chiếm 0,183% vốn điều lệ; 135 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 30% vốn điều lệ; 84,768 triệu cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 18,82% vốn điều lệ.

Trước thềm IPO, Tổng sông Đà gây ấn tượng với thị trường chứng khoán bởi hệ số nợ rất lớn. BCTC 6 tháng đầu năm 2017 của công ty mẹ - Tổng Sông Đà cho thấy, hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ lên tới 6,6 lần trong đó tổng vốn vay và nợ thuê tài chính là 6.845,5 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nợ phải trả. Trong giai đoạn 2013 - 2016, hệ số này cũng luôn dao động quanh mức 13 - 15 lần.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, công ty mẹ TCT Sông Đà đạt doanh thu 811,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 18,2 tỷ đồng. Trong khi doanh thu giảm 44% so với cùng kỳ năm trước thì lợi nhuận sau thuế đạt 18,2 tỷ đồng, tăng 47%. Sự tăng trưởng của lợi nhuận đến từ việc giảm chi phí lãi vay, tức giảm 58%.

Là doanh nghiệp có quy mô doanh thu vài chục nghìn tỷ đồng nhưng hiệu quả kinh doanh của TCT Sông Đà không thực sự cao. Hệ số lợi nhuận/doanh thu ở mức thấp: năm 2014 là 1%, năm 2015 là 3% và được cải thiện lên 6% vào năm 2016. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2017, hệ số này chỉ còn 2%.

 >> Ngày 25/12, diễn ra phiên IPO lịch sử của Tổng công ty Sông Đà

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...