Khách hàng cần lưu tâm điều gì khi “mua” condotel?

Condotel thời gian qua là một làn gió mới trong ngành du lịch và bất động sản. Ngoài những hấp dẫn về một căn hộ đa năng vừa có thể ở lại vừa có thể sinh lời, nhưng pháp lý chưa rõ ràng đang khiến khô
Khách hàng cần lưu tâm điều gì khi “mua” condotel?

Về những vấn đề liên quan đến pháp lý của loại hình mới này, phóng viên Thươnggiaonline đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú - văn phòng luật sư Trương Anh Tú về những vấn đề khách hàng cần lưu tâm khi “mua” condotel.

Theo Luật sư vướng mắc lớn nhất của mặt pháp lý condotel nằm ở đâu?

Luật sư Trương Anh Tú cho biết: Condotel là từ kết hợp giữa Condo - Hotel (khách sạn – căn hộ) được hiểu như là sự kết hợp giữa căn hộ chung cư và khách sạn. Trong căn hộ, khách sạn bạn có thể sử dụng bếp nấu nướng và tất cả những tiện ích của một căn hộ chung cư thông thường. Nhưng chúng ta cần phải thống nhất cách hiểu về Condotel đó là một loại hình khách sạn được xây dựng theo kết cấu của căn hộ chung cư chứ không phải là việc sử dụng hỗn hợp hai mục đích khách sạn và căn hộ chung cư.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở nhưng lại phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch. Vì thế, dù chủ đầu tư của condotel có hứa/cam kết cấp giấy chứng nhận sở hữu với thời hạn lâu dài nhưng cũng khó thực hiện được. Khi người mua không có “sổ hồng”, tức là làm chủ nhưng lại không có quyền quyết định tài sản của mình sẽ phát sinh nhiều hệ lụy.

Như vậy, sổ hồng vẫn là điều mà khách hàng quan tâm nhất, Luật sư có nhìn nhận như thế nào về việc cấp sổ hồng cho khách hàng trong điều kiện hiện tại?

Mặc dù chủ đầu tư cam kết người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (nhà ở, đất ở được luật quy định là sở hữu lâu dài, hay nói cách khác là vô thời hạn) nhưng phải khẳng định, Condotel không phải là nhà ở được xây trên đất ở mà đây là loại đất nhà nước giao quyền sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch.

Theo đó, tại khoản 3, điều 126 Luật Đất đai về thời hạn giao đất có quy định, cho thuê đất đối với các tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư (một hoạt động kinh doanh), là không quá 50 năm và được gia hạn thêm. Điều này có nghĩa, Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ Condotel thuộc đối tượng được sử dụng đất có thời hạn, theo dự án

Condotel phù hợp với đối tượng khách hàng nào?

Người mua dự án condotel bị hấp dẫn bởi cam kết hưởng lợi nhuận lớn. Dù không có khách du lịch thuê lại cũng vẫn được hưởng tối thiểu 8-10% một năm. Đa phần người mua condotel không có mục đích ở mà có mục đích nghỉ dưỡng kết hợp kinh doanh.

Hành lang pháp lý cho condotel ít nhất phải sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV mới có thể hoàn thiện

Sự hấp dẫn từ cam kết hưởng lợi nhuận lớn khiến nhiều người lóa mắt. Tuy nhiên, ta phải lật ngược lại, trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì người mua cũng sẽ rất khó để đòi được. Nếu là làm ăn, chúng ta phải chấp nhận một quy luật lời ăn lỗ chịu, sẽ không thể có sự ấn định cho tỷ lệ lợi nhuận. Theo cá nhân tôi, hình thức này sẽ phù hợp hơn khi chúng ta có quá nhiều tiền nhàn rỗi và mua condotel chỉ để... chơi”.

Dù bỏ ra nhiều tỷ để sở hữu một căn hộ trong condotel thế nhưng thực chất, đó lại là “khách sạn của người khác”. Trong trường hợp xấu, chủ đầu tư thế chấp toàn bộ dự án để huy động vốn và khi không có khả năng trả nợ thì rủi ro (mất hết, ngoài quyền khởi kiện) sẽ thuộc về các khách hàng mua condotel.

Ngoài tính chính danh chưa có những hậu quả có thể phát sinh khi khách hàng đã là chủ condotel?

Theo tôi, khách hàng mua condotel còn phải chịu thiệt thòi trong một loạt vấn đề khác như chi phí dịch vụ, quản lý vận hành, huy động tài chính, sửa chữa, bảo dưỡng căn hộ...

“Nếu như phí dịch vụ đối với các căn hộ chung cư hiện nay được điều chỉnh bởi luật Nhà ở và sự quyết định của người sử dụng, do đó giá dịch vụ sẽ bị khống chế nhưng condotel lại không phải là nhà ở, sẽ không có cơ chế để quản lý chi phí dịch vụ mà người dùng phải trả, đây sẽ là thiệt thòi cho khách hàng nếu chủ đầu tư tăng phí quản lý. Khách hàng phải chịu “giá chát” cho sự hào nhoáng của condotel. Luật sư Trương Anh Tú phân tích.

Người mua căn hộ condotel không sử dụng mà giao cho chủ đầu tư kinh doanh và quản lý, nhưng khi có hỏng hóc phát sinh thì khách hàng hay chủ đầu tư sẽ là đơn vị phải chịu trách nhiệm sửa sang? Cũng chính vì condotel thiếu cơ sở pháp lý nên khách hàng mua condotel ít được hưởng các ưu đãi về bảo lãnh ngân hàng, vay tiền mua condotel”.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự kiến Quốc hội làm việc trong 20,75 ngày; cụ thể họp phiên trù bị, khai mạc vào ngày 21/5/2018, bế mạc vào ngày 18/6/2018. Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, một dự thảo nghị quyết; đồng thời cho ý kiến 11 dự án luật. Trong 9 dự án luật được cho ý kiến tại kỳ họp có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản (nếu có). Như vậy, trong điều kiện lý tưởng nhất hành lang pháp lý cho condotel ít nhất phải sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV mới có thể hoàn thiện.

Xin cảm ơn Luật sư!

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…