Khai mạc Diễn đàn cấp cao về chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022

Hôm nay (25/5), Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) chính thức đã được khai mạc.
Khai mạc Diễn đàn cấp cao về chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022

Diễn đàn do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương cùng 11 hiệp hội ngành nghề trong nước, 2 tổ chức khu vực: Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) và Hiệp họi CIO Khu vực ASEAN (ACIOA) và 14 hiệp hội CNTT tại 14 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực.

Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, và nắm bắt xu thế này, một số nước nhận ra cơ hội đã sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình, điển hình như: Anh (Digital Economy strategy), Canada (Canada’s Digital Economy Strategy), Australia (National Digital Economy Strategy), Nigeria (National Digital Economy Policy and Strategy), Kenya (Digital Economy strategy), Đài Loan (kế hoạch phát triển kinh tế sáng tạo DIGI 2025), Singapore (Digital Economy Framework for Action), Thái Lan (Thailand Digital Economy and Society Development Plan).

Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29% một năm đến năm 2025. Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số Công nghệ thông tin và Viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Nhận thức về chuyển đổi số đã, và đang được nâng cao và phổ biết một các rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết các thành phần của nền kinh tế. Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, Dữ liệu doanh nghiệp, Dữ liệu tài chính, Dữ liệu đất đai, Dữ liệu về bảo hiểm… cũng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, không gian phát triển mới đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản. Dữ liệu phân tán, và chưa có được mức độ mở phù hợp, nguồn nhân lực, tài lực cho chuyển đổi số cũng chưa được tập chung, thậm chí các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng đang được đầu tư, phát triển một các tràn lan, chưa có sự quy hoạch, chưa có sự kết hợp một cách bài bản, có định hướng. Những điều này đang hạn chế qua trình tăng tốc chuyển đổi số, làm chậm sự phát triển của nền kinh tế số.

Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) lấy chủ đề “Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số”. Hơn 150 diễn giả sẽ tập trung bàn bàn thảo tại 18 phiên hội nghị bao gồm 01 phiên khai mạc và 18phiên chuyên đề, thiết kế theo 04 trục:

Chính phủ số: 03 phiên Hợp lực CĐS cho Bộ ngành; Hợp lực CĐS cho các Địa phương; và Kinh nghiệm CĐS tại các quốc gia Châu Á.

Kinh tế số: 08 phiên dành cho 08 ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số bao gồm Tài chính – Ngân hàng; Giao thông vận tải – Logistics; Y tế; Giáo dục; Du lịch; Thương mại; Bất động sản; Nông nghiệp

Doanh nghiệp số: Doanh nghiệp SMEs, Doanh nghiệp Sản xuất, Nền tảng số - Cloud computing; Nhân lực số, Startup số và Startup-Pitching.

Chuyển đổi số tại Châu Á: với 2 phiên và chia sẻ thông tin của 11 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực về các chương trình, kinh nghiệm, điển hình thành công trong chuyển đổi số.

Bên cạnh các phiên hội nghị chính còn có các hoạt động bên lề như: Triển lãm Nền tảng giải pháp số và kết nối cung cầu chuyển đổi số (trực tiếp & trực tuyến). Các hoạt động của diễn đàn nhằm hướng đến mục đích: Chia sẻ tầm nhìn – Giới thiệu giải pháp – Kết nối cung cầu trong chuyển đổi số.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ: “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu vô cùng thách thức của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế số Việt Nam cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế. Các nguồn lực của chúng ta hiện không chỉ thiếu, mà còn bị phân mảnh. Hợp lực giữa Bộ ngành với Bộ ngành, Địa phương với Địa phương, Doanh nghiệp với doanh nghiệp, và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng, và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Diễn đàn sẽ được diễn ra trong 2 ngày với 18 phiên hội nghị chuyên đề, triển lãm chuyển đổi số, dự kiến thu hút 2,500+ lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và tham gia các hoạt động cùng 10,000+ lượt theo dõi trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…