Khi các nữ doanh nhân dấn thân vào xu thế chuyển đổi số

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, để điều hướng thách thức kinh doanh đã trở thành một xu thế không thể phủ nhận. Chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp duy trì các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nâng cao hiệu suất và tăng trưởng kinh doanh...

toan-canh-1-1150.jpg

Ngày 25/3/2024, Ban Lãnh đạo Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) tổ chức Buổi gặp mặt Tháng 3 – Giá trị của sự chia sẻ: “Điều hướng các thách thức kinh doanh bằng tư duy kỹ thuật số”.

THÀNH BẠI NẰM Ở CHÍNH TƯ DUY LÃNH ĐẠO

Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn đầy khó khăn, thách thức với một thực tế mới, đó là cách mạng công nghiệp 4.0; dịch bệnh; biến đổi khí hậu; xung đột vũ trang giữa một số quốc gia.

Theo số liệu Tổng Cục Thống kê, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2023 đạt 217.700 doanh nghiệp, tăng 4,5% so với năm 2022. Nhưng có đến 172.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5%. Bình quân, một tháng có gần 14.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Con số này đã minh chứng cho những khó khăn thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WeLead bày tỏ: “Người Việt Nam ta có câu “Cái khó ló cái khôn”. Trong bất cứ tình huống khó khăn nào người Việt Nam nói chung và đặc biệt là Phụ nữ Việt Nam càng kiên cường, không chịu khuất phục, đầu hàng trước gian nan, thử thách. Các doanh nhân nữ hãy coi những khó khăn hiện nay chính là lúc chúng ta nhìn nhận lại doanh nghiệp, rà soát lại quy trình vận hành, phát hiện ra những điều cần thay đổi để thích ứng, trụ vững và lấy đà cho phát triển bền vững doanh nghiệp của mình".

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu của doanh nghiệp và nó cũng là một công cụ, một giải pháp để điều hướng thách thức kinh doanh giúp các doanh nghiệp thích ứng và trụ vững trong giai đoạn hiện nay.

ba-tuyet-minh-4977.jpg
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WeLead

Bà Minh cho rằng, điều kiện và động lực lớn nhất để chuyển đổi số không phải là “công nghệ hiện đại bao nhiêu” mà là nguồn lực liên quan đến con người - Đó chính là tư duy số, tư duy cởi mở với những điều mới, sẵn sàng điều chỉnh để đón nhận những thay đổi mới của môi trường kinh doanh thời đại 4.0, trao cơ hội cho doanh nghiệp của mình “dấn thân” vào các giải pháp số.

"Sự thành bại nằm phần lớn ở chính tư duy lãnh đạo trong chuyển đổi số. Tư duy đúng sẽ quyết định hành động đúng và dẫn đến kết quả tương xứng kỳ vọng”, Chủ tịch WeLead nhấn mạnh.

Cuộc sống và kinh doanh, luôn đòi hỏi mỗi doanh nhân nữ sự linh hoạt để thích ứng với biến động, sẵn sàng thay đổi chiến lược và hành động khi cần thiết. Việc học cách điều chỉnh kế hoạch và thích ứng với thị trường để không bị lùi lại phía sau trong kỷ nguyên số.

Nhìn tổng thể, chuyển đổi số là một dự án không hồi kết, nhưng có thể triển khai từng bước. Đặt từng mục tiêu nhỏ, linh hoạt ứng biến dựa trên tình hình thực tế, các dự án chuyển đổi số dần dần sẽ trở nên thông suốt, mạch lạc hơn khi đi qua những bước đầu khó khăn nhất.

CHUYỂN ĐỔI SỐ VỪA LÀ CƠ HỘI VỪA LÀ THÁCH THỨC

Cũng tại buổi gặp mặt, bà Trần Thị Hồng Lan, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, trong thời đại công nghệ số ngày nay, việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, để điều hướng thách thức kinh doanh đã trở thành một xu thế không thể phủ nhận.

Chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp duy trì các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nâng cao hiệu suất và tăng trưởng kinh doanh, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới có sự khác biệt, đột phá và lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực.

Trên thực tế, không chỉ doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số, mà Chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức xuyên quốc gia, định chế toàn cầu đã và đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào hầu hết các hoạt động, từ quản lý và vận hành hệ thống, kết nối tương tác với các khách hàng/đối tác...

toan-canh-2-4592.jpg

Với khả năng liên kết và tương tác thông qua ứng dụng di động, trang thông tin điện tử (website) và mạng xã hội, công nghệ số đã thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Đồng thời, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn, nhanh hơn nhu cầu của khách hàng thông qua các công cụ thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên không gian mạng, để từ đó đưa ra các chiến lược, chương trình marketing, sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với xu thế và mong muốn của khách hàng.

Thực tế, hầu hết mọi người đều tìm kiếm thông tin và phản hồi, đánh giá trên mạng về sản phẩm, dịch vụ để lựa chọn sử dụng. Đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu khách hàng.

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ tương tác tốt hơn với khách hàng, nắm bắt xu hướng và sở thích tiêu dùng hay thị trường để thay đổi chiến lược kinh doanh, đưa ra sản phẩm hay dịch vụ mới,…; quản lý dự án và hợp tác hiệu quả, cho đến việc tối ưu quy trình sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp cần nhận thức về những ưu điểm này và tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong thị trường ngày nay.

Toàn cảnh Buổi gặp mặt Tháng 3 – Chia sẻ để vượt khó: “Điều hướng các thách thức kinh doanh bằng tư duy kỹ thuật số”

Toàn cảnh Buổi gặp mặt Tháng 3 – Chia sẻ để vượt khó: “Điều hướng các thách thức kinh doanh bằng tư duy kỹ thuật số”

Mặc dù công nghệ số mang lại nhiều ưu điểm và tiềm năng cho doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều thách thức. Bà Trần Thị Hồng Lan dẫn khảo sát của VCCI và JETRO với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy thực trạng khiêm tốn trong chuyển đổi số doanh nghiệp với các rào cản chính bao gồm: Chi phí đầu tư vào chuyển đổi số còn cao; Hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển; Khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp quản trị rủi ro và an ninh mạng; Nguồn lực chuyển đổi số còn hạn chế; Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng chưa được chuẩn hóa.

Trên cơ sở đó, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ khuyến nghị: “Để thành công, doanh nghiệp cần thấu hiểu và tận dụng công nghệ số một cách thông minh và hiệu quả, đồng thời đối mặt và vượt qua các thách thức để tận dụng toàn bộ tiềm năng của công nghệ số trong kinh doanh”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh sự kiện Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Toàn cảnh sự kiện Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

Chương trình “Gala Doanh nhân Thăng Long 2024” là dịp mọi người ngồi lại để cùng nhau chia sẻ, nhìn lại những chặng đường đã qua và tiếp tục định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo của đội ngũ doanh nhân Thủ đô trong thời kỳ mới...

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Trong hai ngày 2 - 3/10, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga đã phối hợp với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp đến từ vùng Amur (Liên bang Nga) và các doanh nghiệp Việt Nam...

VACOD-HBA “nối vòng tay lớn”, vươn tầm quốc tế

VACOD-HBA “nối vòng tay lớn”, vươn tầm quốc tế

Hội nghị, Hội thảo quốc tế về xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch VACOD - ĐIỆN BIÊN 2024 tháng 10/2024 với chủ đề VACOD - ĐIỆN BIÊN: TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI – HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI lần đầu có sự tham dự của đại biểu quốc tế, ngay sau đó diễn ra các hoạt động, kết nối giao thương với nước bạn Lào...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ