Doanh nhân Nguyễn Thành Tân: Nhận định tiềm năng chuyển đổi số ngành ô tô

DOANH NHÂN.jpg

Để đánh giá cụ thể về tiềm năng, xu hướng phát triển và ứng dụng, hiệu quả ban đầu của chuyển đổi số đối với ngành ô tô ở nước ta hiện nay, Thương Gia đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Thành Tân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phần mềm GEN (GEN) xung quanh vấn đề này.

2.png

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của chuyển đổi số trong ngành ô tô đối với nền kinh tế nói chung ở nước ta hiện nay?

Chuyển đổi số trong ngành ô tô có thể nhìn ở hai phía. Thứ nhất, ở chính bản thân các doanh nghiệp, chuyển đổi số có thể là việc họ áp dụng các sản phẩm công nghệ vào hoạt động hàng ngày. Doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống tại các điểm trực tiếp sang cung cấp dịch vụ trên môi trường số, để dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng trên môi trường này.

Thứ hai, ở góc độ là một đơn vị làm công nghệ, chuyển đổi số ứng dụng cho ngành ô tô là việc đưa các sản phẩm công nghệ để kết nối với người tiêu dùng đến với nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong ngành ô tô.

Ngành ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngành công nghiệp ô tô đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới với 3,25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan. Tại Việt Nam, ngành Ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước.

TRÍCH Ý.png

Tại Việt Nam, tỷ lệ sở hữu xe ô tô ở nước ta hiện nay mới chỉ khoảng 5,7% hộ gia đình. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu xe ô tô của người Hàn Quốc lên đến gần 50% dân số; tỷ lệ này của Thái Lan cũng gần bằng 30% dân số.

Một trong những tiềm năng của ngành ô tô ở nước ta hiện nay chính là tỷ lệ đường cao tốc đang được Nhà nước quan tâm phát triển. Đến hết năm 2025, Việt Nam đang hướng tới xây dựng thành công 3.000 km đường cao tốc. Do đó, mạng lưới cao tốc rất lớn, và ô tô có nhiều tiềm năng để phát triển.

Năm 2022, lượng xe bán ra toàn thị trường Việt đạt trên 500.000 chiếc. Đây là một chỉ số hấp dẫn để thế giới nhìn nhận, đánh giá Việt Nam là một thị trường đủ phát triển.

Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước như: Hỗ trợ giảm thuế phí, đặc biệt là ưu đãi đối với xe điện đã thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển và trở nên tiềm năng ở Việt Nam hiện nay.

Khi ngành công nghiệp ô tô rất tiềm năng như đã nêu ở trên, việc ứng dụng chuyển đổi số sẽ thúc đẩy thị trường phát triển "lành mạnh" hơn, hỗ trợ nhà cung cấp uy tín, chất lượng tiếp cận được với khách hàng nhanh chóng và toàn diện hơn.

Theo đó, ứng dụng số sẽ hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng. Bởi, ô tô và các dịch vụ, sản phẩm đi kèm liên quan trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng khá khắt khe khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và đặt niềm tin vào nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ uy tín.

20210325_143231.jpg

Ở nước ta, mức độ ứng dụng công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay có thể đánh giá đang rất sơ khai. Chúng tôi đã tiếp cận với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành ô tô, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn nhưng đơn vị đang sử dụng cách thức quản lý hoàn toàn theo truyền thống, vẫn theo lối mòn ghi chép sổ sách, giấy tờ; lưu trữ dữ liệu bằng các file đơn lẻ trên máy tính, hạn chế khả năng khai thác.

Đối với người tiêu dùng, chẳng hạn, thay vì việc khách hàng phải trực tiếp đến gara, rồi họ lần lượt xếp hàng theo mô hình bằng giấy bút, ứng dụng công nghệ số giúp khách hàng có thể đặt dịch vụ trên app. Từ đó, nhà cung cấp, tức là các gara phục vụ khách hàng ngay trên nền tảng đó giống Shopee.

Nếu ứng dụng chuyển đổi số vào ngành ô tô, ngoài việc thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng quy mô sản xuất, năng suất bán hàng, lưu trữ và khai thác dữ liệu, doanh nghiệp còn được gia tăng cơ hội cung cấp sản phẩm, dịch vụ uy tín đến với người tiêu dùng, kết nối cung – cầu hiệu quả, minh bạch.

3.png

Là một doanh nhân điều hành doanh nghiệp về công nghệ thông tin, ông có rất nhiều sự lựa chọn dịch vụ để cung cấp sản phẩm công nghệ ra thị trường. Vì sao ông lại lựa chọn phát triển chuyển đổi số ngành ô tô?

Bản chất của công nghệ là luôn luôn thay đổi, sản phẩm công nghệ có vòng đời ngắn hơn nhiều so với các loại sản phẩm, dịch vụ khác. Vì vậy, chúng tôi luôn phải tìm tòi các hướng mới mà ở đó thế mạnh về công nghệ của chúng tôi có thể được phát huy và tạo ra giá trị. Trong quá trình thử nghiệm và tìm tòi này, chúng tôi thấy ô tô chính là ngành đầy tiềm năng chưa được khai phá và hoàn toàn có thể tạo ra giá trị lớn nếu đưa công nghệ vào ứng dụng, khai thác.

Hơn nữa, chúng tôi cũng xác định đây là sản phẩm mà mình hoàn toàn có thể vươn ra thị trường thế giới. Công nghiệp ô tô ở thế giới đã đi trước Việt Nam hàng trăm năm. Thế nhưng, sản phẩm công nghệ dành cho ngành ô tô chúng ta không bị bỏ lại quá xa thế giới.

Thêm vào đó, GEN đã có 15 năm xây dựng và phát triển về các sản phẩm công nghệ CRM (Quản lý quan hệ khách hàng). 15 năm qua, chúng tôi đã trải nghiệm nhiều ngách, như: Ngách CRM giáo dục, CRM du lịch, CRM dược,… Rồi chúng tôi cũng bước vào ngành ô tô. Qua đánh giá và nghiên cứu, tôi nhận thấy ngành này có nhiều tiềm năng, kể cả thị trường ô tô đơn thuần cũng như chuyển đổi số ngành ô tô chưa được khai phá đúng mức và quyết định chuyển dịch sang lĩnh vực này.

Triển khai chuyển đổi số ngành ô tô, doanh nghiệp ông gặp những thuận lợi và khó khăn gì cả về chủ quan và khách quan?

Trước COVID-19, tôi với vai trò là người định hướng đã có 2 - 3 năm nghiên cứu về ngành ô tô, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ vào ngành này. Khi bắt tay vào nghiên cứu, tôi nhận thấy đây là lĩnh vực tiềm năng nhưng không ít khó khăn.

Trước chúng tôi, 1 số đối thủ lớn, có tiềm lực đã “vào việc” trước mình. Sản phẩm mà họ bắt đầu cung cấp ra thị trường có nhiều ưu điểm, họ là người đi trước nên chiếm ưu thế hơn. Nếu mình tiếp tục khai thác theo lối mòn của họ, mình sẽ bị yếu thế. Do vậy, chúng tôi đã tìm thị trường ngách.

Trong vòng hai năm COVID-19, tôi dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu lĩnh vực mới này. Đến năm 2022, tôi đã làm việc trực tiếp tại 1 gara ô tô với vai trò là CEO công nghệ. Trải nghiệm tại xưởng, tôi được tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ về ngành ô tô và quyết định startup công nghệ ngành ô tô.

IMG_2498.JPG

Trải nghiệm cũng giúp tôi nhận thấy, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành mới ứng dụng công nghệ ở mức sơ khai. Trong khi nhu cầu ứng dụng là có thực và ngày càng lớn để phù hợp với xu hướng chuyên nghiệp hơn, quy mô hơn mà phân khúc trước tiên chúng tôi nhắm tới là các các gara và showroom ô tô. Sản phẩm công nghệ dành cho ngành ô tô hiện nay chưa nhiều và còn khoảng cách nhất định so với nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, đặc điểm của ngành ô tô là các công ty công nghệ không dễ hiểu "insight" của ngành để làm ra đúng sản phẩm mà thị trường cần. Nếu chỉ "giỏi" công nghệ mà không hiểu "insight" thì sản phẩm chắc chắn không thể triển khai thực tế được. Cộng với trải nghiệm tham gia hoạt động mua bán xe ô tô cũ, chúng tôi tự tin hiểu ngành và triển khai lĩnh vực lực tiềm năng này từ khá sớm.

Đứng về mặt chủ quan từ phía doanh nghiệp thì chúng tôi đã có thâm niên trong ngành phần mềm 15 năm qua. Nên khi dịch chuyển từ sản phẩm CRM dành cho doanh nghiệp nói chung sang CRM cho ngành ô tô – đầu tiên là mảng gara - sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức thích ứng.

Ngược lại, chúng tôi lại có lợi thế bởi mình là một trong những doanh nghiệp đi trước và hiện đã có sản phẩm cung ứng ra thị trường. Đơn thuần, một doanh nghiệp công nghệ muốn “nhảy” vào ngành công nghiệp ô tô, họ sẽ phải cần một khoảng thời gian đủ dài, ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí là 2 năm mới bắt đầu tạo ra được nền tảng sản phẩm như chúng tôi hiện có. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của GEN.

Trong cạnh tranh ứng dụng công nghệ vào ngành ô tô, nếu “ông” chỉ giỏi công nghệ thông tin thì chưa đủ, “ông” phải hiểu ngành và chúng tôi tự tin về điều đó.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và phát triển, tham gia các sự kiện của ngành, chúng tôi đã xây dựng được lợi thế cộng đồng mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận khó khăn khách quan mà chúng tôi phải đối mặt khi bắt tay triển khai là các chủ gara hầu hết đi lên từ "thợ" và chưa tiếp xúc với công nghệ nhiều. Ngoài ra, họ vẫn đang "sống tốt" mà chưa cần công nghệ hỗ trợ (tất nhiên là ở thời điểm hiện tại) nên việc thay đổi tư duy của chủ gara và thuyết phục họ sử dụng công nghệ là việc không dễ dàng.

Chúng tôi đã tiếp cận với nhiều gara có quy mô khá lớn nhưng vẫn được quản lý theo cách truyền thống với việc phải in ấn nhiều giấy tờ và ổ cứng máy tính với hàng trăm GB file dữ liệu rời rạc. Họ chưa sẵn sàng ứng dụng công nghệ, và không/chưa muốn thay đổi cách quản lý. Mặt khác, sản phẩm công nghệ cho ngành ô tô còn khá mới mẻ, do vậy, đơn vị họ còn sự nghi ngờ về tính hiệu quả nhất định khi đưa vào sử dụng.

4.png

Đến nay, hiệu quả sản phẩm công nghệ được GEN cung cấp ra thị trường có tác động như thế nào đến chuyển đổi số ngành ô tô?

Chúng tôi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số cho ngành ô tô. Tuy vậy, để đem lại hiệu quả nhiều hơn cho toàn ngành, tôi nghĩ rằng một mình doanh nghiệp mình là chưa đủ. Cần nhiều hơn nữa sự chung tay của các doanh nghiệp công nghệ cũng như các ngành khác như truyền thông, đào tạo... đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong ngành ô tô.

Đến nay, GEN đã và đang có kế hoạch phát triển nhiều sản phẩm ứng dụng cho ngành ô tô. GEN phát triển mảng này theo hệ sinh thái. Chúng tôi đã có phần mềm quản trị dành cho các gara/showroom ô tô CarCM; cổng thông tin tuyển dụng nhân sự chuyên cho ngành ô tô https://vieclam.fcar.vn/ vừa đưa vào khai thác không thu phí; nhóm kết nối cộng đồng các chủ gara thông qua sự kiện về chuyển đổi số mà chúng tôi đã tổ chức.

Ngoài ra, GEN còn nhiều kế hoạch phát triển khác đối với ngành và đây chưa phải là thời điểm cung cấp thông tin rộng tới truyền thông.

20210325_143405.jpg

Hiện tại, chúng tôi đang hợp tác với một đơn vị mà họ đang triển khai sản phẩm genCRM này bên tại trong thị trường Myanmar và họ đang phát triển ra một thương hiệu là gara 24H dành riêng thị trường này. Nếu như mình có những bước đi tương ứng dần dần thì hoàn toàn mình có thể sang các thị trường khác ở Đông Nam Á ví dụ như Malaysia, Indonesia…

Các sản phẩm của chúng tôi nhận được sự phản hồi tích cực từ phía doanh nghiệp, người sử dụng sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp ô tô cung cấp. Nhiều đơn vị thực sự mong muốn được tư vấn để có thể ứng dụng được công nghệ nhiều hơn vào hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Là người khá tâm huyết với chuyển đổi số ngành ô tô, ông có dự định, kế hoạch gì để chuyển đổi số ngành ô tô gần gũi hơn với đời sống xã hội?

Chúng tôi lựa chọn phát triển ứng dụng công nghệ số cho ngành ô tô xuất phát từ đánh giá tiềm năng đối với ngành, cũng như tìm hướng đi gia tăng giá trị cho doanh nghiệp mình là trước tiên, chứ không phải xuất phát từ niềm đam mê trước đó, chia sẻ thật lòng mình (cười).

Tuy nhiên, sau khi mình tìm hiểu rồi bắt tay vào làm thì càng làm mình càng ham và cảm thấy ngoài tiềm năng của ngành thì bản thân nó có khá nhiều điều thú vị. Càng làm, ngành ô tô như càng chiếm trọn niềm đam mê và sự tâm huyết của tôi.

Chúng tôi xác định, với ngành ô tô, ngoài yếu tố về công nghệ, chuyển đổi số sẽ cần sự tham gia của cộng đồng. Do vậy, chúng tôi đã và đang thực hiện việc xây dựng các cộng đồng trong ngành ô tô và kết nối họ với nhau. Chúng tôi có cộng đồng lớn để kết nối tới các bạn trẻ đang có nhu cầu tìm việc trong ngành ô tô, chúng tôi có cộng đồng các chủ gara, cộng đồng các nhà cung cấp phụ tùng, phụ kiện, các chuyên gia đầu ngành.

Việc kết nối các cộng đồng này trên nền tảng công nghệ là một trong những phần việc quan trọng nhất trong chiến lược về chuyển đổi số cho ngành ô tô mà chúng tôi đang theo đuổi.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…

Tỷ phú Elon Musk: Không gì lãi bằng "buôn vua"!

Tỷ phú Elon Musk: Không gì lãi bằng "buôn vua"!

Chiếc ghế ông chủ Nhà trắng đã được xác định với phần thắng thuộc về liên danh Donald Trump và JD Vance. Nhưng cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ còn xác định một người chiến thắng khác, ấn tượng hơn nhiều: Elon Musk!

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Donald Trump đe áp thuế nặng, Trung Quốc và Mexico phản ứng ra sao?

Trong khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có một cuộc trò chuyện nhằm xoa dịu các căng thẳng, thì phía Trung Quốc lại gay gắt chỉ trích đề xuất áp thuế và cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới…