Khi CEO phải là… những họa sĩ!

CEO muốn QTNS tốt, hãy bắt đầu từ việc vẽ cho xong 3 bức tranh sau…
Khi CEO phải là… những họa sĩ!

Sự hình thành và phát triển của DN sẽ có những khoảng, giai đoạn lên cao rồi đi xuống như hình sin. Mỗi lần xuống đáy lại là một lần DN phải làm mới hay tái cơ cấu hệ thống Quản trị. Hình sin đi xuống có thể là lúc nhân viên và các trưởng bộ phận nghe CEO chia sẻ về công ty như không phải việc của họ.

CEO muốn QTNS tốt, hãy bắt đầu từ việc vẽ cho xong 3 bức tranh sau… Giai đoạn đầu của khởi nghiệp, các CEO sẽ là người quyết nhiều thứ để việc đáp ứng nhu cầu nhanh, chiến lược và kế hoạch cũng như thế. Sang đến giai đoạn tiếp theo, công ty phát triển hơn, nhân sự có nhiều, lúc này làm theo cách cũ sẽ không còn phù hợp. Chính vì vậy CEO sẽ cần chiến lược.

Có chiến lược, muốn thực thi các chiến lược, chúng ta sẽ dùng BSC (thẻ điểm cân bằng). Tuy nhiên trước khi vào lập các chỉ số trong BSC, có một việc chúng ta cần phải làm. Đó chính là vẽ Bản đồ chiến lược. Điều kiện có bản đồ chiến lược là chúng ta cần có các chiến lược.

Tức chúng ta có: Chiến lược tổ chức > đến > Chiến lược bộ phận > đến > Bản đồ chiến lược > đến > BSC (KPI toàn công ty) > đến > KPI bộ phận > đến > KPI cá nhân.

Bản đồ chiến lược như cái tên, nó cho ta thấy được mối quan hệ nhân và quả giữa các chiến lược với nhau. Không một chiến lược nào được sinh ra chỉ để cho vui. Chúng được sinh ra để giúp cho công ty, tổ chức đạt mục tiêu.

Chúng ta vẽ Bản đồ chiến lược trên ma trận của các viễn cảnh phát triển tổ chức. Các viễn cảnh này tùy vào tổ chức sẽ có số lượng khác nhau. Có nơi thì có 4 có nơi thì 6. Rồi cả tên gọi cho các viễn cảnh cũng khác. Người thì gọi là viễn cảnh Quy trình, người thì gọi đó là viễn cảnh Sản phẩm.

Cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng tưởng tượng vẽ 3 bức tranh.

Bức tranh số 1: để tìm ra chiến lược công ty chúng ta cần phải phân tích. Một trong những phân tích đó chính là xác định điểm mạnh của DN. Muốn xác định điểm mạnh, chúng ta dùng Chuỗi giá trị để làm điều đó. Chúng ta đưa sản phẩm chạy qua Chuỗi giá trị để tìm xem ở khâu nào, cái gì là tốt nhất và tốt hơn đối thủ trên thị trường. Giá trị (hoạt động, điểm) vượt trội của DN so với đối thủ chính là giá trị cốt lõi. Có giá trị cốt lõi chúng ta sẽ tìm ra được năng lực lõi của DN. Rồi từ đó chúng ta ra chiến lược của DN.

Tổng thể, DN sau khi phân tích sẽ chọn tổ hợp trong 3 chiến lược:
- Phát triển
- Ổn định
- Rút lui

Giả sử, DN chọn chiến lược phát triển. Vậy DN sẽ phát triển như thế nào? Chúng ta dùng mô hình Ansoft để tiếp tục lựa chọn chiến lược. Từ chiến lược tổ chức, chúng ta ra các sản phẩm với các chiến lược cạnh tranh của từng sản phẩm. Chiến lược cạnh tranh dẫn tới chiến lược nhân sự, marketing, sản xuất, tài chính… phù hợp theo nó. Chúng ta có thể dùng ma trận Boston để tìm ra chiến lược marketing và các chiến lược khác.

Để ra các chiến lược này, chúng ta cần phải có nhiều buổi làm việc nghiêm túc của hội đồng chiến lược. Đây chính là buổi họp đầu năm giữa CEO, tư vấn và các trưởng bộ phận.

Sau khi chúng ta xác định được các chiến lược, chúng ta cùng nhau nhặt các chiến lược đó đưa vào bức tranh thứ 2: Bản đồ chiến lược. Ở trên đầu bản đồ sẽ là mục tiêu lớn nhất của tổ chức. Phía dưới là các viễn cảnh theo thứ tự từng hàng: Tài chính, Khách hàng, Quy trình, Đào tạo (4 viễn cảnh). Hội đồng chiến lược sẽ cùng nhau nhìn từ chiến lược và trả lời các câu hỏi tuần tự:

- Để tổ chức chúng ta đạt mục tiêu thì cần có gì về mặt tài chính? Trả lời: Lợi nhuận
- Để có lợi nhuận thì cần làm gì? Trả lời: Cần có Doanh số và Giảm chi phí
- Để có Doanh số thì cần làm? Trả lời: Để có doanh số thì cần phải có được khách hàng thông qua việc đưa sản phẩm… vào thị trường… Thông qua chiến lược cạnh tranh...
- Để giảm chi phí thì cần làm gì? Trả lời: Để giảm chi phí thì cần…

Cứ như vậy, dựa vào bức tranh số 1: các (ý tưởng) chiến lược, chúng ta lần vẽ ra bức tranh khác: Bản đồ (nhân quả) chiến lược.

Có bản đồ chiến lược rồi, chúng ta sang bức tranh số 3: Khi có đường đi nước bước trong bản đồ, hội đồng chiến lược sẽ cùng nhau tiếp tục nhặt và vẽ các chỉ tiêu để thực hiện chiến lược. Còn các con số của chỉ tiêu (xác định kết quả), chúng ta sẽ nhặt từ bức tranh số 1 và cơ sở dự liệu cộng các tính toán từ trước đó.

Hoàn thành 3 bức tranh:
1. Các (ý tưởng) Chiến lược
2. Bản đồ (nhân quả) chiến lược
3. Chỉ tiêu/chỉ số kết quả/hiệu suất hoàn thành chiến lược
là CEO đã có công cụ đầu tiên trong Hệ thống QTNS giúp việc quản lý tốt hơn.

Là một CEO, đôi khi chúng ta như một họa sĩ vẽ lên giấc mơ của mình. Và 3 khi người họa sỹ CEO hoàn thành được 3 bức tranh trên, DN sẽ có những đột phá không hề nhỏ.

Nguyễn Hùng Cường
Chuyên gia Tư vấn Quản trị Nhân sự DN Getfly

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...