Khoản trích lập dự phòng tại DAP-VINACHEM khiến XNK Quảng Bình báo lỗ sau 7 năm kinh doanh ổn định

CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã: QBS) vừa công bố BCTC quý IV và cả năm 2019 với doanh thu sụt giảm mạnh, lần đầu tiên báo lỗ kể từ năm 2012 đến nay.
Khoản trích lập dự phòng tại DAP-VINACHEM khiến XNK Quảng Bình báo lỗ sau 7 năm kinh doanh ổn định

Cụ thể, trong quý IV/2019, công ty ghi nhận 193 tỷ đồng doanh thu, giảm 63% so với cùng kỳ; kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ gộp gần 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lợi nhuận gộp đạt 6,7 tỷ đồng.

Trong kỳ doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh từ 9,4 tỷ đồng xuống chỉ còn 652 triệu đồng trong khi đó chi phí tài chính lên tới 50,3 tỷ đồng trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí Xuất nhập khẩu (XNK) Quảng Bình báo lỗ ròng công ty mẹ gần 63 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi ròng 13,2 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân thua lỗ là do thực hiện trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính đối với khoản đầu tư vào CTCP DAP – VINACHEM và giao dịch giảm giá cổ phiếu CTCP Xuất nhập khẩu Cát Long.

Trong quý II và III/2019, XNK Quảng Bình cũng liên tiếp báo lỗ, trong khi quý I lãi không đáng kể dẫn đến cả năm 2019 công ty chỉ đạt 1.431 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 34,6% so với cùng kỳ, ghi nhận khoản lỗ 175,6 tỷ đồng, năm 2018 lãi hơn 59 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2019, giá trị đầu tư góp vốn của XNK Quảng Bình vào các đơn vị khác là 339 tỷ đồng trong đó XNK Quảng Bình đang đầu tư góp vốn vào CTCP DAP-VINACHEM với tổng giá trị gốc đầu tư 136 tỷ đồng, trích lập dự phòng hơn 97 tỷ đồng.

Đầu năm 2020, XNK Quảng Bình đã công bố kết luận thanh tra thuế của Cục thuế TP Hải Phòng. Theo đó, Cục thuế cho rằng công ty kê khai chưa đầy đủ căn cứ xác định nghĩa vụ thuế làm giảm nghĩa vụ phải nộp, hạch toán các khoản chi phí không đúng dẫn đến phản ánh không chính xác thu nhập chịu thuế TNDN, số thuế GTGT phải nộp.

Cụ thể, qua thanh tra số liệu 2017 và 2018, Cục thuế nhận thấy công ty đã hạch toán sai gây chênh lệch trong giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thu nhập khác. Trong đó, công ty hạch toán dư 20 tỷ chi phí tài chính, thiếu 18 tỷ thu nhập khác và thiếu gần 18 tỷ chi phí khác. Do vậy, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của QBS đội thêm 21,3 tỷ đồng sau thanh tra.

Cục thuế yêu cầu công ty phải nộp thêm số tiền thuế 4,3 tỷ đồng gồm 4,26 tỷ là thuế thu nhập doanh nghiệp, 58,7 triệu đồng thuế giá trị gia tăng. Cùng với đó, công ty cũng bị phạt 1,22 tỷ đồng cho hành vi khai sai dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...