Khoảng 46 nước triển khai chiến dịch tiêm phòng COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, đến nay đã có khoảng 28 triệu liều vaccine phòng ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được tiêm chủng cho người dân trên thế giới, trong đó phần lớn ở những nước giàu có nhất.
Khoảng 46 nước triển khai chiến dịch tiêm phòng COVID-19

Theo Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO - ông Michael Ryan, khoảng 46 nước trên thế giới đã triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó 38 nước là những quốc gia có thu nhập cao.

Hiện Mỹ là quốc gia có nhiều người dân đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhất thế giới. Tuy nhiên, số người đã được tiêm phòng vẫn ít hơn nhiều so với mục tiêu nhà chức trách nước này đặt ra là đến cuối tháng 12/2020 tiêm phòng cho 20 triệu người.

Theo số liệu chính thức được công bố ngày 13/1, hơn 10 triệu người ở Mỹ đã được tiêm liều vaccine đầu tiên ngừa COVID-19. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết trong số 29.380.125 liều vaccine của 2 hãng dược phẩm Pfizer và Moderna được chuyển tới các bang của nước này, đã có 10.278.462 liều được sử dụng tiêm mũi đầu tiên. Như vậy mới chỉ có khoảng 3,1% trong tổng dân số khoảng 330 triệu người ở Mỹ được tiêm phòng mũi đầu tiên và vaccine này chưa được sử dụng cho trẻ em.

Xét tỉ lệ dân số đã được tiêm chủng, Israel đang dẫn đầu thế giới, tiếp đó lần lượt là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Anh và Mỹ.

ndonesia phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19 CoronaVac của Trung Quốc và khởi động chương trình tiêm chủng với người đầu tiên được tiêm là Tổng thống Joko Widodo. Trong khi đó, Mỹ đang đẩy nhanh việc tiêm vaccine bằng cách xuất thêm nhiều vaccine COVID-19 từ kho dự trữ.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 12/1 đã đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân Mỹ, giải phóng phần còn lại của các liều vaccine dự trữ và khuyến nghị các bang ngay lập tức mở tiêm chủng cho người từ 65 tuổi trở lên. Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ Alex Azar cho hay, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã dự trữ liều lượng vaccine COVID-19 để bảo đảm tất cả những người được tiêm mũi đầu tiên sẽ được tiêm mũi thứ hai đúng lịch trình hiện đã đủ tự tin vào chuỗi cung ứng để giải phóng kho dự trữ đó.

Tại Israel, đến nay đã có hơn 1,8 triệu người được tiêm xong đợt 1 vaccine phòng COVID, chiếm hơn 20% dân số. Theo thỏa thuận giữa Israel và hãng Pfizer, đều đặn mỗi tuần sẽ có một chuyến hàng vaccine với số lượng vài chục nghìn liều được chuyển đến Israel, cho đến khi mọi người dân tại nước này được tiêm xong. Chủ tịch Hội đồng chống dịch COVID-19 Nachman Ash nói rằng Israel có thể phấn đấu nâng số người được tiêm lên 200.000 người/ngày, bao gồm cả tiêm lượt 1 và lượt 2 và dự tính tiêm phòng cho người dân cả ngày lẫn đêm.

Ấn Độ đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng cho 1,3 tỷ dân chống lại COVID-19 từ ngày 16/1. Khoảng 150.000 nhân viên tại 700 huyện đã được đào tạo đặc biệt và Ấn Độ đã tổ chức một số đợt chạy thử toàn quốc với việc vận chuyển vaccine giả và tiêm giả. Trong đợt triển khai tiêm chủng lớn nhất thế giới này, quốc gia đông dân thứ hai thế giới hy vọng sẽ tiêm chủng cho 300 triệu người, tức gần bằng toàn bộ dân số Mỹ, vào tháng 7/2021. Đầu tiên sẽ ưu tiên 30 triệu nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác, tiếp theo là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc được coi là có nguy cơ cao trên khắp đất nước rộng lớn này.

Xem thêm

Vaccine COVID-19 do Đức, Mỹ sản xuất hiệu quả tới hơn 90%

Vaccine COVID-19 do Đức, Mỹ sản xuất hiệu quả tới hơn 90%

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng Pfizer cho biết những kết quả đầu tiên thu được từ quá trình thử nghiệm đã bước đầu chứng minh khả năng ngăn ngừa COVID-19 của vaccine. Ông Bourrla gọi đây là "một ngày tuyệt vời đối với khoa học và nhân loại".
Mỹ lập hồ sơ điện tử cho người đã tiêm vaccine COVID-19

Mỹ lập hồ sơ điện tử cho người đã tiêm vaccine COVID-19

Hai "ông lớn" công nghệ Mỹ là Microsoft, Oracle và các công ty chăm sóc y tế Cigna và Mayo Clinic đã tham gia dự án “Sáng kiến Giấy chứng nhận tiêm vaccine” nhằm phát triển một loại hồ sơ điện tử cho những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…