Khởi động các hoạt động của Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU

Phiên họp lần thứ nhất và Lễ ra mắt Ban chỉ đạo "Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU" (SETP) đã chính thức khởi động các hoạt động của Chương trình, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đặng Hoàng An vui mừng nhấn mạnh: “Năm 2021 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 tổ chức tại Glasgow (Vương quốc Anh) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã công bố hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để thực hiện các mục tiêu tuyên bố tại hội nghị COP26, trong đó chuyển đổi năng lượng là nhiệm vụ trọng yếu do lĩnh vực năng lượng chiếm đến 70% phát thải khí nhà kính”.

Nối tiếp thành công của Chương trình hỗ trợ chính sách ngành năng lượng Việt Nam - EU (ESPSP) trị giá 108 triệu Euro do Liên minh châu Âu tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021, ngày 31/12/2021, Hiệp định tài chính Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam – EU đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký kết với người đại diện của Liên minh châu Âu.

Khởi động các hoạt động của Chương trình chuyển đổi năng lượng bền vững Việt Nam - EU ảnh 1

Chương trình SETP, với khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 142 triệu Euro khẳng định sự hợp tác chặt chẽ và cam kết lâu dài của EU cho mục tiêu chuyển đổi năng lượng bền vững của Việt Nam hướng đến phát thải bằng 0 vào năm 2050. Nguồn ODA của Chương trình sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ thuộc: Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3); Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (REDS); Hệ thống Thông tin năng lượng Việt Nam (VEIS).

Hiệp định này cũng hướng tới sự hợp tác toàn diện và bền vững giữa Việt Nam và EU. Phía EU cam kết chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ giải quyết các thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Chương SETP là hỗ trợ cuối cùng trong lĩnh vực trọng tâm là năng lượng bền vững của Chương trình hỗ trợ đa niên (MIP) cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020.

Hiệp định tài chính Chương trình SETP được ký kết vào thời điểm Liên minh châu Âu phê duyệt Chương trình hỗ trợ đa niên Việt Nam - EU, giai đoạn 2021-2027, với khoản tài chính dự kiến 210 triệu Euro viện trợ không hoàn lại cho giai đoạn 2021-2024, trong đó phát triển các bon thấp là một lĩnh vực ưu tiên. Liên minh châu Âu và Việt Nam cùng mong muốn tiếp tục hợp tác và phát huy hết tiềm năng của hai bên để đi đến sự thành công của Chương trình.

Xem thêm

Ra mắt sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU

Ra mắt sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam – EU

Chiều 26/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng Cục Thương mại Điện tử và Kim Nam Group cùng triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...