Khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng, VN-Index lại "vượt vũ môn"

Chỉ số VN-Index tiếp tục bứt phá tăng 10,46 điểm (tương ứng tăng 0,94%), lên 1.126,43 điểm. Toàn sàn HOSE có 359 mã tăng giá, 92 mã đứng giá tham chiếu và 122 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức trung bình, đạt 15.876 tỷ đồng...

Khối ngoại vẫn "miệt mài" bán ròng, VN-Index lại "vượt vũ môn"
Khối ngoại vẫn "miệt mài" bán ròng, VN-Index lại "vượt vũ môn"

Tâm lý tích cực của nhà đầu tư trong suốt phiên giao dịch ngày 6/12 đã giúp chỉ số VN-Index tiếp tục bứt phá tăng 10,46 điểm (tương ứng tăng 0,94%), lên 1.126,43 điểm. Tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng tăng 2,29 điểm (tức tăng 0,99%), lên 233,63 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (tương ứng tăng 0,34%), lên 86,31 điểm.

Toàn sàn HOSE có 359 mã tăng giá, 92 mã đứng giá tham chiếu và 122 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức trung bình, đạt 15.876 tỷ đồng.

SẮC XANH BÙNG NỔ, CỔ PHIẾU THỦY SẢN “VƯỢT VŨ MÔN”

Thị trường chứng khoán bứt phá nhờ nhóm cổ phiếu trụ cột tăng khá mạnh. 27 trong số 30 cổ phiếu nhóm VN30 tăng giá, 2 mã đứng giá và chỉ mã VHM giảm giá. Hai cổ phiếu đứng giá là VIC và SSB.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đồng loạt hút tiền của giới đầu tư khi chỉ còn duy nhất SSB đứng giá tham chiếu, còn lại đều tăng. Tăng mạnh nhất vẫn là LPB tăng 2,61%, tiếp đến là OCB tăng 2,56%, TPB tăng 2,35%, EIB tăng 1,89%, VPB tăng 1,31%, TCB tăng 1,16%, STB tăng 1,08%…

Nhóm chứng khoán cũng có phiên giao dịch tích cực khi toàn bộ đều tăng giá, trong đó HCM tăng mạnh nhất với mức tăng 2,44%. Trong khi đó, VND và VIX là 2 mã có thanh khoản tốt nhất chỉ đứng sau HAG với 30,7 triệu đơn vị và 29,4 triệu đơn vị. SSI cũng có giao dịch sôi động với 17,9 triệu đơn vị.

Ở nhóm bất động sản, các cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa. Cụ thể, sắc đỏ hiện lên ở VHM và KDH, trong khi đó, VIC đứng giá tham chiếu, còn VRE và NVL ghi nhận sắc xanh; khác với các cổ phiếu trên khi chỉ biến động dưới 1%, BCM tăng mạnh 4,37%. Các mã vốn hóa nhỏ hơn ghi nhận khá nhiều cái tên tăng mạnh như: PDR tăng 3,04%, DIG tăng 2,83%, LGC tăng 6,27%, HDG tăng 3,53%, ITA tăng 6,52%; DXS và CRE đều tăng kịch trần.

Với nhóm sản xuất, nổi bật nhất là cổ phiếu thủy sản khi VHC, IDI và ASM đều tăng kịch biên độ; bên cạnh đó, ANV tăng 3,72%, FMC tăng 2,17%. Các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành sản xuất khác đa số cũng tăng khá, có thể kể đến các đại diện như HPG tăng 1,28%, MSN tăng 1,14%, SAB tăng 1,88%, GEX tăng 1,7%, DCM tăng 1,37%, BHN tăng 5,87%...

Cổ phiếu năng lượng cũng diễn biến tốt khi GAS, POW, PGV và PLX tăng lần lượt 1,01%, 0,87%, 0,42% và 0,98%. Cổ phiếu bán lẻ phân hóa hơn khi MWG tăng 2,38%, PNJ tăng 0,13%, DGW tăng 3,65% còn FRT lại đứng giá tham chiếu. Cổ phiếu hàng không khá ảm đạm khi VJC tăng nhẹ 0,67% trong khi HVN đứng giá tham chiếu.

Trong phiên hôm nay, giao dịch khối ngoại là tâm điểm khi mức bán ròng tổng thể cả ngày trên HOSE đạt 550 tỷ đồng, khối này đã bước sang phiên xả ròng thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị khoảng 3.380 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu bị bán ròng mạnh trong phiên là VHM -224,4 tỷ, VND -85,6 tỷ, FUEVFVND -76 tỷ, VNM -52,1 tỷ, STB -45,8 tỷ, DXG -40,3 tỷ, VIX -33,9 tỷ, BCM -33,4 tỷ, VPB -26,1 tỷ, KDH -24,3 tỷ. Phía mua ròng có VHC +103,6 tỷ, SSI +27,2 tỷ, HPG +25,1 tỷ, DGC +24,4 tỷ.

KHI NÀO “THẾ LỰC” KHỐI NGOẠI MỚI TRỖI DẬY?

Trước diễn biến trên, Thương Gia đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Duy Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm kinh doanh Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ông Phương cho biết, xu hướng bán ròng của khối ngoại trong thời gian gần đây có thể bắt nguồn từ những lo ngại liên quan đến căng thẳng tỷ giá. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài lại muốn phân bố lại tài sản.

ong-phuong-8595.jpg
Ông Nguyễn Duy Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm kinh doanh Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam

Cụ thể, một số quỹ ETF đã tiến hành dịch chuyển dòng vốn đầu tư về lại thị trường chứng khoán Mỹ. Do hiện tại lãi suất kênh đầu tư trái phiếu chính phủ Mỹ đang rất cao, với mức ở kỳ hạn 10 năm là 4,3%.

Đồng thời, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đang là một trong những thị trường chứng khoán có hiệu suất sinh lời tốt nhất trong cả năm 2023 so với các nước còn lại.

“Trong ngắn hạn, giống như nước chảy về chỗ trũng, khi thị trường nào có cơ hội đầu tư tốt hơn, có tính an toàn tốt hơn thì dòng tiền sẽ tạm thời dịch chuyển về đó nhiều hơn. Đến khi mức độ đầu tư ở những thị trường lớn bắt đầu chững lại, thì dòng tiền sẽ bắt đầu lan toả ra những thị trường mới nổi, giống như Việt Nam”, vị chuyên gia này phân tích.

Xét về cơ cấu tỷ trọng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khối ngoại chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại 80% là của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường của nhà đầu tư cá nhân nên hoạt động giao dịch của khối ngoại cũng có tác động lớn đến tâm lý giao dịch mua – bán của các nhà đầu tư.

Do vậy, nếu khối ngoại mua ròng trong khoảng thời gian dài sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực với thị trường. Và ngược lại, khối ngoại bán ròng sẽ trở thành một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng phục hồi của chỉ số VN-Index.

Trên thực tế, dòng vốn khối ngoại trên thị trường trong nhiều năm qua vẫn liên tục “chìm nổi” bởi nội tại thị trường chứng khoán còn gặp nhiều vấn đề bất cập. Đơn cử như vấn đề “hàng hóa” khan hiếm khiến nhà đầu tư không có lựa chọn mới.

Trong khi đó, cơ cấu thị trường lại nghiêng hẳn về nhóm tài chính - ngân hàng và bất động sản, còn các lĩnh vực công nghệ, dược phẩm, sản xuất, dịch vụ… lại hiện diện tương đối ít và không quá “mặn mà”.

Ông Nguyễn Duy Thanh Phương đánh giá, trong thời gian tới, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng vào giai đoạn 2025 – 2027 thì thị trường sẽ thu hút được dòng vốn ngoại rất lớn đổ vào giao dịch.

“Theo tôi ước tính, dòng vốn ngoại này có thể dao động trong khoảng từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD. Điều này sẽ tạo nên cú hích tăng giá bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Phương dự báo.

Song, trả lời câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm: “Khi nào thế lực khối ngoại mới thực sự trỗi dậy?”, ông Phương đặt niềm tin rằng khối ngoại sẽ mua ròng trở lại ở thời điểm FED đảo chiều chính sách điều hành lãi suất, với thời gian dự kiến vào quý 2/2024.

Do đó, để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại với thị trường chứng khoán, ông Nguyễn Duy Thanh Phương đề cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy nhanh lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là động thái triển khai hệ thống KRX; nỗ lực minh bạch hơn trong việc xử lý sai phạm trên thị trường; cho phép mua khi chưa có tiền trong tài khoản tạm ứng... Đồng thời, tăng tính hấp dẫn cho thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết có chất lượng cao lên sàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...