Không có người triệu tập, Vinaconex hoãn họp ĐHĐCĐ

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã: VCG) vừa có văn bản thông báo sẽ tạm hoãn tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2019.
Không có người triệu tập, Vinaconex hoãn họp ĐHĐCĐ

Trong văn bản gửi các cổ đông, Vinaconex cho biết Hội đồng quản trị - chịu trách nhiệm triệu tập phiên họp thường niên năm 2019 - đang bị tòa án buộc phải tạm dừng hoạt động. Theo đó, tổng công ty không có người triệu tập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp, theo kế hoạch sẽ được tổ chức ngày 23/4 cho tới khi HĐQT Vinaconex được phục hồi hoạt động bình thường.

Trước đó, ngày 27/3/2019, Vinaconex cho biết đã nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa (TAND Quận Đống Đa), sau khi đơn vị này thụ lý đơn yêu cầu của Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (Cường Vũ); Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (Star Invest), ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà.

Cụ thể, Vinaconex bị buộc phải tạm dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 1/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 11/1/2019, có nội dung chủ yếu liên quan đến việc bầu HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Trước sự việc này, Vinaconex đã liên tục gửi các văn bản khiếu nại (ngày 28/3 và 29/3/2019), đề nghị Tóa án Nhân dân Quận Đống Đa (TAND Quận Đống Đa) hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Tuy nhiên, các khiếu nại của Vinaconex đã không được Tòa án chấp nhận và cho rằng quyết định được đưa ra là “phù hợp với quy định của pháp luật và cần thiết, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp” của người yêu cầu, của cổ đông Vinaconex.

Do đó, tổng công ty này đang phải theo kiện và tuân theo các trình tự, thủ tục tố tụng xét xử vụ việc của TAND Quận Đống Đa.

Kể từ khi bắt đầu cổ phần hóa, mọi vấn đề về Vinaconex luôn được dư luận quan tâm đặc biệt từ việc mua bán cổ phần của doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng đến khi công bố cổ đông và lượng sở hữu, phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1 và đến nay là những mâu thuẫn nội bộ khiến HĐQT bị “đóng băng”.

Trước đó, chiều ngày 1/4, Vinaconex đã họp báo về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1 về bầu HĐQT và ban kiểm soát. Chủ trì cuộc họp là ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex. Tại đây, căn nguyên của những tranh chấp tại Vinaconex được hé lộ, đó chính là dự án Splendora.

"Chúng tôi không thể để một dự án lớn, không khác gì toà nhà 100 tầng nhưng không triển khai, mà cứ để đấy bao nhiêu năm. Với quan điểm đó, Vinaconex đề cử tôi trực tiếp làm Chủ tịch Liên doanh An Khánh JVC, nhằm phát triển dự án Splendora nhưng cho đến bây giờ lực bất tòng tâm. Khi mời họp HĐQT thì nhóm cổ đông này nói bận, họ không đến thì gây ra sự trì trệ và bế tắc", ông Thanh nhấn mạnh. 

 >> Tòa án bác khiếu nại của Vinaconex

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...