Không được dùng tiền mặt mua nhà, ôtô, xe máy

Theo đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, các giao dịch mua bán bất động sản và các tài sản có giá trị như là ô tô, xe máy, tàu thuyền...sẽ không thanh toán bằng tiề
Không được dùng tiền mặt mua nhà, ôtô, xe máy

Tiền mặt sẽ bị giới hạn giao dịch khi mua nhà, ô tô, tài sản giá trị...

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Đề án xác định phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ, phấn đấu đến năm 2020 toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt và khối lượng giao dịch đạt 200 triệu giao dịch/năm.

Tất cả các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Những giao dịch như mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, cần tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

Để thực hiện các mục tiêu trên cần có các giải pháp về hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để khuyến khích thanh toán điện tử cùng với việc nâng cao hoạt động và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong những cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt được đề cập có việc khuyến khích thanh toán điện tử trong thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp...

Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó cần quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng...

Ngọc Quang

>> Tín dụng tăng trưởng 18,71% trong năm 2016

Có thể bạn quan tâm